Như trên đã đề cập, trong giai đoạn cách mạng mới của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề đặt ra, nhiều yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với HTCT nói chung và sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam các cấp ở Hà Tĩnh nói riêng, vì vậy đòi hỏi Đảng phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Những nhân tố chủ yếu tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các tổ chức ĐTND ở tỉnh Hà Tĩnh bao gồm:
- Về mặt khách quan:
Thứ nhất, trong tình hình thế giới và khu vực có những biến đổi sâu sắc và khó lường, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá cách mạng nước ta hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận những thành quả cách mạng mà nhân
dân ta đã đạt được hơn 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi Đảng phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đổi mới phương thức lãnh đạo, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức trong HTCT để tiếp tục khẳng định mình và lãnh đạo cả nước vượt qua mọi khó khăn thách thức để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, yêu cầu của việc thực hiện các chủ trương, chính sách, chỉ thị,
nghị quyết của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam và yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các ĐTND trong giai đoạn cách mạng mới. Nhất là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy của BCHTW khoá IX “về phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”, Kết luận sô 62 – KL/TW ngày 08/12/2009
của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X “về tiếp tục đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể
CTXH”, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, lần thứ XI của
Đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của MTTQ và các ĐTND, về thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức CTXH.
Thứ ba, những tồn tại, hạn chế yếu kém của hoạt động của MTTQ và
các ĐTND trong thời gian qua, nhất là trong việc tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên; trong việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; tình trạng quan liêu, hành chính hoá trong tổ chức và hoạt động, chưa sâu sát cơ sở; về công tác cán bộ; về mối quan hệ phối hợp trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung; về những yếu kém, bất cập trong công tác cán bộ... ngoài yếu tố chủ quan của MTTQ và các ĐTND, có trách nhiệm lớn của việc lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, đòi hỏi các cấp uỷ Đảng phải
tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường công tác kiểm tra giám sát để khắc phục dần tình trạng trên, tạo điều kiện thuận lợi cho MTTQ và các ĐTND hoạt động thực sự có hiệu quả.
Thứ tư, những khó khăn thách thức đặt ra trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh nhà, nhất là việc triển khai thực hiện các chương trình dự án lớn để phát triển công nghiệp và dịch vụđòi hỏi phải tăng cường sự đoàn kết, tạo sự đồng thuận xã hội, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển với đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường bền vững và lợi ích lâu dài của người dân. Đòi hỏi các cấp uỷĐảng phải tiếp tục tăng cường đổi mới sự lãnh đạo đối với HTCT nói chung Và MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh nói riêng.
Thứ năm, quá trình đổi mới làm xuất hiện hiều tình tiết mới về vấn đề giai cấp, về nền kinh tế nhiều thành phần với đa hình thức sở hữu, về vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân, về nhiệm vụ giám sát và phản biện của MTTQ Việt nam và các ĐTND... đòi hỏi các cấp uỷđảng phải tuyên truyền, giáo dục làm rõ cả trong lý luận và trong lãnh đạo thực tiễn. Vì vậy, các cấp uỷ Đảng phải tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo đối với MTTQ và các ĐTND để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. - Về mặt chủ quan: Chính là yêu cầu cấp thiết phải khắc phục những tồn tại hạn chế về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Mặt trận và các ĐTND ở tỉnh Hà Tĩnh đã nêu ở phần trên, nhất là trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộđảng viên về vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong HTCT và yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới; công tác vận động, thuyết phục, kiểm tra, giám sát và tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên; công tác cán bộ và cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động của MTTQ Việt Nam và các ĐTND; về công tác lãnh đạo thực hiện mối quan hệ phối hợp của chính quyền với MTTQ Việt Nam, giữa MTTQ với các tổ chức thành viên; mối quan hệ
giữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam và nhiệm vụ thành viên của Đảng đối với MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới. Đây là nhu cầu tự thân của Đảng, là yêu cầu trọng tâm và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay đối với các cấp uỷĐảng ở Hà Tĩnh.
Điều đặc biệt quan tâm là trong quá trình lãnh đạo của mình trong sự nghiệp đổi mới kể từ ngày tái lập tỉnh năm 1991 đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ chưa ban hành được một nghị quyết chuyên đề nào về MTTQ và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam các cấp ở Hà Tĩnh. Đây chính là hạn chế lớn nhất về sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam các cấp ở Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Những yếu tố trên là những nhân tố chính tác động đến vai trò lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các ĐTND ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới, đòi hỏi Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ các cấp ở Hà Tĩnh phải xác định được những tồn tại yếu kém trên bắt nguồn từ đâu? vì những nguyên nhân nào? Để từ đó xác định các nhiệm vụ và giải pháp khắc phục có hiệu quả trong thời gian tới, có như vậy thì Đảng mới hoàn thành được sư mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn cách mạng mới trong việc lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, xây dựng tỉnh nhà sớm trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển như Nghị quyết Đại hội đại biều Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra.
2.2.2. Nội dung, yêu cầu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trân Tổ quốc Việt Nam ở tỉnh Hà Tĩnh