Những chủ trương đổi mới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối v ới MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước từ nă m 1986 đế n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 31)

nay

Chủ trương đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới được bắt nguồn từ sau khi giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, thống nhất các tổ chức Mặt trận trong cả nước thành MTQ Việt Nam; chuyyển hướng cách mạng Việt Nam sang một giai đoạn mới, thời kỳ xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN. Đặc biệt là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng vào tháng 12 năm 1986, Đại hội đánh dấu sự mở đầu cho đường lối đổi mới của Đảng, xó bỏ trình trạng quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khoá V trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã chỉ rõ: “MTTQ Việt Nam, Đảng dân chủ, Đảng xã hội và các đoàn thể quần chúng, trước hết là Công đoàn, Hội liên hiệp nông dân tập thể, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp phụ nữ, có vai trò to lớn trong việc động viên các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng, quản lý kinh tế và quản lý xã hội...

Cấp uỷ đảng phải lãnh đạo chặt chẽ các đoàn thể, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đoàn thể mà đề ra nhiệm vụ, mục tiêu hành động và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các đoàn thể. Nhưng cấp uỷ đảng phải tôn trọng tính độc lập về tổ chức của các đoàn thể, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các nhiêm vụ cách mạng. Các đoàn thể cũng phải mau chóng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của mình cho phù hợp với những cuộc cải cách về quản lý kinh tế, xã hội. Hoạt động đoàn thể phải chuyển mạnh về cơ sở, thu hút đông đảo quần chúng vào các phong trào cách mạng” [17; tr.114 - 115].

Tiếp đó, sau 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH, xác định rõ hơn vai trò, vị trí và yêu cẩu đổi mới về tổ chức và hoạt động của MTTQ và các ĐTND cũng như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các ĐTND trong giai đoạn cách mạng mới. Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá VI đã chỉ rõ:

“Đổi mới và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác quần chúng và các ĐTND. Đặc biệt quan tâm xây dựng giai cấp công nhân, giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ. Mỗi đảng viên đều phải làm công tác vận động quần chúng, hoạt động tích cực trong các đoàn thể, các tổ chức xã hội.” [18; tr.94].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng và Nghị quyết số 8B – NQ/TW ngày 27 tháng 3 năm 1990 BCHTW Đảng khoá VI về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, công tác Mặt trận và các ĐTND tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, Mặt trận ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng khối đại đoàn kết và công tác vận động quần chúng của cả HTCT. Tuy nhiên, trước tình hình thế giới có những biến động sâu sắc, sự sụp

đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đặt ra cho Đảng ta những thách thức mới trước âm mưu diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ và các hoạt động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Trước tình hình đó, ngày 17/11/1993 Bộ Chính trị BCHTW Đảng khoá VII đã ban hành Nghị quyết số 07- NQ/TW về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường MTDTTN. Nghị quyết nêu rõ:

"Với trách nhiệm vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải thực hiện đúng vai trò tiên phong của mình; cán bộ, đảng viên của Đảng phải gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách và pháp luật, gắn bó mật thiết với nhân dân, thường xuyên tự phê bình và lắng nghe ý kiến phê bình của nhân dân, của Mặt trận. Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua Đảng đoàn Mặt trận và đảng đoàn các tổ chức thành viên của Mặt trận. Các cấp uỷ đảng cử phó bí thư hoặc uỷ viên thường vụ tham gia Uỷ ban Mặt trận cùng cấp và trực tiếp làm bí thư đảng đoàn; đại diện cấp uỷđảng tham gia Uỷ ban Mặt trận trình bày các chủ trương của Đảng và kiến nghị những vấn đề cần thiết với Mặt trận; cùng bàn bạc dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; tranh thủ ý kiến của Mặt trận tham gia xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến khối đại đoàn kết toàn dân. Quy định thành nền nếp chế độ làm việc của cấp uỷ đảng với Đảng đoàn Mặt trận. Cán bộ, đảng viên cần nhận rõ tầm quan trọng của chính sách và công tác Mặt trận, khắc phục những quan điểm, tư tưởng không đúng, nhất là tư tưởng coi nhẹ công tác Mặt trận, thái độ định kiến, hẹp hòi. Khắc phục tình trạng bố trí cán bộ Mặt trận một cách tuỳ tiện, áp đặt, không tương xứng với nhiệm vụ. Có chính sách thoảđáng đối với cán bộ Mặt trận”.

Tiếp tục từng bước hoàn thiện chủ trương đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam và các ĐTND, nâng cao vai trò, vị thế và chất lượng hoạt động của Mặt trận và các ĐTND, Báo cáo chính trị của BCHTW

Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996 đã xác định:

“Tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể CTXH. Củng cố, mở rộng tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam, một tổ chức LMCT, liên hiệp tự nguyện của các đoàn thể CTXH và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo. Mặt trận và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi phối hợp thống nhất hành động của các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia với Đảng và Nhà nước thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; bảo vệ Đảng và chính quyền, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; góp phần tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thực hiện thành nền nếp việc Đảng và Nhà nước cùng bàn bạc và tham khảo ý kiến của Mặt trận về những quyết định, chủ trương lớn” [19; tr. 127 - 128].

Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá VIII trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục xác định:

"MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, góp sức xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp; xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện giám sát của nhân dân đối với công tác và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ quan nhà nước; giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân...

Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các ĐTND, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phô trương, hình thức, quan liêu, xa dân. Thực hiện tốt Luật MTTQ Việt Nam. Tổ chức các phong trào nhân dân thi đua yêu nước, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng đời sống văn hoá, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, gắn liền với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng địa phương và địa bàn dân cư. Hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư và từng gia đình”[20;tr.130- 131].

Tiếp tục quán triệt quan điểm đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao vai trò, vị trí, chất lượng hoạt động của MTTQ và các tổ chức CTXH, Báo cáo chính trị của BCHTW khoá IX trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục xác định: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các ĐTND thực hiện tốt vai trò giám sát và PBXH. Các cấp uỷ đảng và cấp chính quyền có chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; thường xuyên lắng nghe ý kiến của Mặt trận và các ĐTND phản ánh với Đảng, Nhà nước những vấn đề mà nhân dân quan tâm, tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật. Thực hiện tốt Luật MTTQ Việt Nam, Quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và HTCT”. [21; tr 124].

Đồng thời, Đại hội cũng xác định việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể CTXH là:

“Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các ĐTND, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể xác định đúng mục tiêu, phương hướng hoạt động; đồng thời, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo trong xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động của mình.

Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong HTCT, thực hiện luân chuyển cán bộ, khắc phục tình trạng khép kín,

cục bộ về cán bộ. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là thủ trưởng cơ quan nhà nước. Cơ quan nào vi phạm chính sách, pháp luật, để xảy ra tình trạng tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

Đổi mới phương thức lãnh đạo gắn với đổi mới phong cách và lề lối làm việc thật sự dân chủ, thiết thực, nói đi đôi với làm” [21; tr.138 - 139].

Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã tiếp tục xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới, trong đó đã chỉ rõ:

“Tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh, ban hành mới, đồng bộ hệ thống các quy chế, quy định, quy trình công tác để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HTCT. Khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các ĐTND, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam. Đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ TW đến địa phương, cơ sở. Thực hiện tốt chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng, đảng viên, cấp uỷ viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, MTTQ và các ĐTND. Đổi mới cách ra nghị quyết, tập trung vào lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, khắc phục tình trạng rườm rà, bất hợp lý về thủ tục, giảm bớt giấy tờ, hội họp; sâu sát thực tế, cơ sở; nói đi đôi với làm” [22, tr.264 - 265].

Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá X cũng chỉ rõ nhiệm vụ của MTQ và các ĐTND trong thời kỳ mới là: “MTTQ và các ĐTND tiếp tục tăng

cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và PBXH; tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch vững mạnh; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại” [22; tr.246].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)