2.1.1.1. Đặc điểm chung về tự nhiên, lịch sử và con người tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp với tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp với nước bạn Lào, phía Đông giáp Biển. Diện tích tự nhiên là 6.025 km2, dân số gần 1,3 triệu người, chiếm khoảng 1,7% diện tích và 1,55% dân số cả nước. Trong đó có 153.629 người theo đạo Thiên Chúa với hơn 12,7% dân số với 58 xứ, 224 họ, 4.500 người theo đạo Phật. Toàn tỉnh có 10 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 262 xã, phường, thị trấn với 2.156 khu dân cư. Đảng bộ có 4.226 chi bộ, 761 tổ chức cơ sở Đảng, 18 Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc tỉnh với 88.746 đảng viên.
Hà Tĩnh là vùng đất ”Địa linh nhân kiệt”, có truyền thống lịch sử - văn hoá lâu đời. Đồng hành cùng lịch sử dân tộc, nhân dân Hà Tĩnh qua các thế hệ đã bền bỉ phấn đấu hy sinh xây dựng, hun đúc nên những truyền thống cao đẹp cùng cốt cách con người vùng đất xứ Nghệ. Đó là truyền thống văn hoá, yêu nước, đoàn kết, cách mạng, đạo lý thuỷ chung, nghĩa tình sâu nặng.
Giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương, trải qua hơn 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, Hà Tĩnh tự hào là cái nôi của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh anh hùng, là quê hương của Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập, người Đoàn viên Thanh niên Cộng sản đầu tiên - Lý Tự Trọng, là
một trong 4 tỉnh đầu tiên giành được chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Ngã ba Đồng Lộc một thời máu lửa với bao chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Mỹ gắn với tên tuổi của Mười nữ Thanh niên xung phong Anh hùng... Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh qua các thời kỳ đã phát huy truyền thống đoàn kết, anh dũng đứng lên đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân, tập trung sức người, sức của cho kháng chiến và hăng hái đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế -xã hội và an ninh -quốc phòng và hoạt động
của hệ thống chính trị của tỉnh Hà Tĩnh
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII của Đảng bộ tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh có nhiều bước phát triển vượt bậc, quốc phòng an ninh được giữ vững, HTCT được củng cố, xây dựng ngày càng vững manh, bộ mặt nông thôn, đô thị khởi sắc từng ngày, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo, chính trị xã hội được ổn định. Báo cáo Tổng kết năm 2012 của BCH Đảng bộ tỉnh đã khẳng định trên các mặt cụ thể như sau:
- Kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh
+ Về lĩnh vực kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14%; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 36,7%; nông, lâm, ngư nghiệp 32,2%, thương mại - dịch vụ 31,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19,6 triệu đồng. Sản lượng lương thực đạt 50,5 vạn tấn.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo
quyết liệt, bước đầu đạt một số kết quả quan trọng, xếp tốp đầu cả nước. 235/235 xã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới và đề án phát triển sản xuất. Toàn tỉnh có trên 550 mô hình phát triển sản xuất, trong đó năm 2012 xây dựng được trên 300 mô hình.
Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 4.050 tỷ đồng, đạt 166% theo kế hoạch Trung ương giao, trong đó thu ngân sách trên địa bàn 3.050 tỷ đồng. Chi ngân sách cơ bản theo tiến độ dự toán đầu năm, đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả.
+ Lĩnh vực văn hoá - xã hội
Giáo dục và đào tạo tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện và ngày
càng phát triển vững chắc, tiếp tục duy trì tốp dẫn đầu cả nước. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 99,36%; trung học cơ sở 97,6%; tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng gần 50%. Tỷ lệ các trường học đạt chuẩn Quốc gia trên 60%. Giải quyết việc làm trên 28.500 lượt lao động, trong đó xuất khẩu lao động trên 5.000 người.
Lĩnh vực y tế tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống y tế cơ
sở; triển khai Đề án bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Chất lượng khám, chữa bệnh ở các tuyến được nâng lên. Tỷ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia trên 85%.
Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch có nhiều chuyển biến; phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 14,2%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 64%. 100% khu dân cư có hương ước, quy ước; tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 73,9%, khu dân cư văn hoá đạt 34%.
+ Quốc phòng - an ninh
Triển khai thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, chủ động nắm chắc tình hình, giữ vững an ninh tuyến biên giới. Các cấp ủy, chính quyền chủ động chỉđạo các lực lượng vũ trang phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc...
- Công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong HTCT
+ Công tác chính trị tư tưởng
Tập trung chỉ đạo học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của TW, của tỉnh. Đổi mới việc triển khai nghị quyết, sau khi học tập, quán triệt, tổ chức thảo luận và làm bài thu hoạch. Kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương của TW, Tỉnh ủy.
Đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với Chỉ thị 35-CT/TU, Kết luận 05-KL/TU, Quyết định 33/QĐ- UBND, Chỉ thị 20-CT/TU, Quyết định 31/QĐ-UBND và Nghị quyết TW 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tập trung chỉ đạo sửa đổi lối làm việc theo tinh thần sáng tạo, tận tụy, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng được coi trọng, tạo sựđoàn kết, thống nhất cao. Tinh thần tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên được phát huy rõ nét hơn. Ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật trong lao động, học tập, sinh hoạt đoàn thể ở nhiều cơ quan, đơn vị có những bước chuyển tích cực.
+ Công tác tổ chức, cán bộ và đảng viên
Chỉ đạo thực hiện sáp nhập các đơn vị sự nghiệp, ban quản lý dự án, tổ chức hội, giảm 15 tổ chức cơ sở đảng tại các đơn vị. Công tác điều động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, tổ chức thi tuyển cán bộ, công chức đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định. Thu hút 333 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và thạc sỹ về công tác trong các cơ quan nhà nước, đảng, đoàn thể từ tỉnh đến huyện; tuyển dụng 1018 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác tại cơ sở để tạo nguồn cán bộ lâu dài cho cơ sở. Năm 2012, toàn tỉnh kết nạp 3.356 đảng viên, trong đó có 19 đảng viên gốc giáo, giảm 05 xóm chưa có đảng viên và 10 chi bộ sinh hoạt ghép.
+ Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng đạt nhiều kết qủa tích cực, góp phần làm trong sạch nội bộ Đảng và tăng cường niềm tin trong nhân dân.
+ Công tác vận động quần chúng và xây dựng các tổ chức đoàn thể Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khoá X) về “Công tác phụ nữ thời kỳđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, 4 năm thực hiện Nghị quyết 25-CT/TW của BCHTW Đảng (khoá X), 5 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh (khoá XVI) về công tác thanh niên. Tổ chức sơ, tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo, Ban Chỉ đạo phong trào “Dân vận khéo”. Chỉ đạo hệ thống dân vận, MTTQ và các đoàn thể bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, tuyên tuyền, vận động nhân dân di dời, tái định cư, giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án và xây dựng nông thôn mới.
Mặt trận, các ĐTND đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, vùng sâu, vùng xa; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức từ tỉnh đến cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, hội viên; đưa tỷ lệ tập hợp ngày càng cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các chỉ thị, kết luận của Tỉnh ủy, quyết định của UBND tỉnh, tạo không khí thi đua sôi nổi, đồng thuận, tham gia hưởng ứng tích cực trong các tầng lớp nhân dân.
Tóm lại, trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường các hoạt động đối ngoại, hợp tác và thu hút đầu tư,; chăm lo xây dựng Đảng và các tổ chức trong HTCT ngày càng vững mạnh, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội và an sinh xã hội được đảm bảo, đoàn kết và đồng thuận xã hội được nâng cao, tạo đà để Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành mục tiêu do Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII đề ra là phấn đấu đến năm 2015 Hà Tĩnh trở thành tỉnh có nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển.
2.1.2. Tình hình, kết quả sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới từ ngày tái lập tỉnh đến nay