2.1.2.1. Những ưu điểm về sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt
Nam ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới từ khi tái lập tỉnh đến nay
Trong suốt hơn 20 năm qua kể từ ngày tái lập tỉnh năm 1991, cùng với những thành tích kết quả chung của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà trong sự nghiệp đổi mới thì công tác xây dựng Đảng nói chung và sự lãnh đạo của Đảng với MTTQ Việt Nam nói riêng đạt được nhiều kết quả tích cực đáng trân trọng.
Kết quả sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh trong quá trình đổi mới được thể hiện ở những nội dung trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cấp các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, về truyền thống, vai trò, vị trí của MTDTTN Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay đạt nhiều kết quả tốt đẹp,
nhận thức của HTCT và toàn xã hội về vai trò, vị trí , chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam được nâng lên.
Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đánh giá: “Nhận thức của các cấp uỷ đảng về công tác vận động quần chúng trong thời kỳ mới có bước chuyển biến tích cực. Quán triệt Nghị quyết TW 7 (khoá IX), BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 14 về tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân xây dựng tỉnh nhà giàu mạnh. Các cấp uỷ đảng đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, nhiều chỉ thị và chủ trương về công tác dân dận, công tác tôn giáo, dân tộc; cụ thể hoá các nghị quyết của TW sát với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, sớm đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” [14; tr.16 - 17].
“Công tác dân vận có nhiều đổi mới; việc thực hiện dân chủ trong đảng và trong đời sống xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; MTTQ và các DTND tiếp tục được củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động” [15; tr.46].
Thứ hai, nội dung, phương thức lãnh đạo của của các cấp uỷ Đảng đối
với Mặt trận và các ĐTND có nhiều chuyển biến tích cực. Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã nhận định:
“Phương thức lãnh đạo của Đảng bộđối với hệ thống chính trị về công tác vận động quần chúng có nhiều chuyển biến, đổi mới rõ rệt. Các cấp uỷ đảng đã quán triệt sâu sắc, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả nhiều chủ trương, Nghị quyết chuyên đề về công tác dân vận sát với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thành công Đại hội MTTQ, các ĐTND các cấp” [15; tr.46].
“Từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉđạo của cấp uỷđảng. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân đi liền vớiphát huy dân chủ và tăng cường sâu sát cơ sở ... Quan tâm đổi mới phương thức hoạt động, đi sâu
vào các chuyên đề, chủ đề... Chỉ đạo sâu sát cơ sở... Có sự phối hợp tốt giữa cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể. Phát huy dân chủ, huy động nội lực của cả cộng đồng cả về vật chất và động lực tinh thần hướng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị... Chú ý bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng, công tác quần chúng... Nâng cao chất lượng của các cơ quan tham mưu cho cấp uỷĐảng, chính quyền và đoàn thể các cấp” [13; tr.23 - 24].
Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Kết luận 62- KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 02/KH- MTTW- ĐĐ ngày 19/4/2010 của Đảng đoàn MTTQ Việt Nam về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh
về Nhiệm vụ tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với việc đổi mới
nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp đã khẳng định:
“ Định kỳ mỗi quý/lần Thường trực cấp ủy Đảng các cấp đã tiến hành giao ban với MTTQ và các đoàn thểđể nắm bắt tình hình hoạt động của MTTQ và các đoàn thể và lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân. Nhiều cấp uỷ đảng đã ban hành được các Nghị quyết chuyên đề, các quy định về trách nhiệm của Đảng đối với Mặt trận và các tổ chức đoàn thể. Các cấp uỷĐảng từ tỉnh đến cơ sởđều cử đồng chí Phó Bí thư Thường trực cấp uỷ tham gia làm Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban MTTQ cùng cấp và làm tròn trách nhiệm là thành viên đặc biệt trong tổ chức Mặt trận. Các cấp uỷ Đảng đã thường xuyên cùng Mặt trận chăm lo vận động các tầng lớp nhân dân, phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
MTTQ các cấp đã tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng quán triệt sâu sắc những quan điểm của Đảng về MTTQ Việt Nam, lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến Mặt trận và bố trí cán bộ MTTQ tương xứng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của Mặt trận trong thời
kỳ mới. Trong năm 2011 đã tổ chức hội nghị chỉnh huấn cho đội ngũ Bí thư, Phó Bí thư trực đảng, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp cơ sở, trong đó có một chuyên đề về “Những vấn đề cơ bản về MTTQ Việt Nam và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới” nhằm trang bị những kiến thức, hiểu biết cho đội ngũ cán bộ chủ trì cơ sở về vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, mối quan hệ giữa MTTQ Việt Nam và các tổ chức trong HTCT và các nội dung công tác cơ bản của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới.
MTTQ các cấp đã làm tốt vai trò tham mưu, các cấp ủy Đảng thực sự dựa vào dân, xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân để xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách” [68].
Thứ ba, công tác cán bộ của MTTQ và các ĐTND các cấp được tăng
cường về cả số lượng và chất lượng, từng bước được chuẩn hoá về trình độ nhận thức, phẩm chất, năng lực và uy tín trước nhân dân.
“Đã xây dựng, ban hành mới, bổ sung hoàn thiện nhiều quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cơ quan Đảng, Nhà nước. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả ”. [15; tr.42].
Theo số liệu báo cáo của Uỷ ban MTTQ tỉnh, tính đến cuối Quý I năm 2013, toàn tỉnh có 628 cán bộ chuyên trách làm công tác Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở, tăng 10 người (1,6%); trình độ từng bước được nâng lên.
Các cấp uỷđảng đã quan tâm đến việc cử cán bộ có trình độ, phẩm chất, năng lực, uy tín để tham gia công tác Mặt trận, giới thiệu cán bộ chủ chốt của MTTQ các cấp tham gia cấp uỷ, HĐND cùng cấp. Sau Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015 và bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016, đồng chí Chủ tịch MTTQ tỉnh tham gia BTV Tỉnh uỷ, đại biểu
HĐND tỉnh, 10/12 vị Chủ tịch MTTQ cấp huyện (83,3%), 113/262 vị Chủ tịch MTTQ cấp xã (43,1%) tham gia BTV cấp uỷ cùng cấp; 12 vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch tham gia HĐND cấp huyện (100%), 266 vị Chủ tịch, Phó Chủ tịch MTTQ cấp xã tham gia HĐND cấp xã.
Biên chế, tổ chức bộ máy và chế độ chính sách của đội ngũ cán bộ MTTQ và các ĐTND từng bước được nâng lên, đến nay cấp cơ sở đã 1 Chủ tịch, 2 phó chủ tịch được hưởng lương và phụ cấp bán chuyên trách theo quy định, đội ngũ Trưởng ban công tác Mặt trận và Trưởng các chi đoàn, chi hội được hưởng phụ cấp hệ số 0,15 hàng tháng (hiện nay là 158.000 đồng/tháng).
Thứ 4, công tác lãnh đạo, chỉđạo, khâu nối sự phối hợp giữa các cấp uỷ Đảng, chính quyền với MTTQ và các ĐTND được đẩy mạnh, tạo ra nhiều chuyển biến rõ nét. Quy chế phối hợp hoạt động của chính quyền với MTTQ được sửa đổi, bổ sung.
Đến nay 100% đơn vị cấp cơ sở, cấp huyện và cấp tỉnh đã xây dựng được quy chế phối hợp giữa HĐND, UBND với MTTQ và giữa MTTQ với các tổ chức thành viên theo nhiệm kỳ. Hàng năm đều tổ chức hội nghị đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện quy chế phối hợp của năm trước và ký kết thi đua thực hiện nhiệm vụ trong năm. Cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của MTTQ và các đoàn thể các cấp từng bước được tăng cường. Những kiến nghị, đề xuất của MTTQ và các ĐTND được chính quyền tôn trọng, ghi nhận và từng bước xem xét giải quyết trên cơ sở quy định của Nhà nước và điều kiện cụ thể của địa phương.
Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã chỉ rõ:
“Công tác dân vận chính quyền có bước chuyển biến tích cực, sự phối hợp giữa chính quyền với các cơ quan làm công tác dân vận, MTTQ và các ĐTND gắn bó, chặt chẽ hơn, đem lại hiệu quả thiết thực. Tạo điều kiện thuận
lợi để nhân dân phát huy tốt quyền làm chủ của mình theo Hiến pháp và pháp luật” [15; tr.47].
Thứ 5, công tác lãnh đạo của các cấp uỷ đảng về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các ĐTND được tăng cường. Nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các ĐTND được đổi mới theo hướng tập trung về cơ sở, sâu sát đoàn viên hội viên và các tầng lớp nhân dân; khắc phục dần tình trạng hành chính hoá, nhà nước hoá.
Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã khẳng định:
“Nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các ĐTND không ngừng được đổi mới, tập trung hướng về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; phát huy vai trò giám sát, tư vấn và phản biện xã hội. Động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, tạo không khí sôi nổi, hăng say lao động sản xuất, học tập... Tiêu biểu là các phong trào: động viên và giúp nhân dân di dời tái định cư, giải phóng mặt bằng triển khai các công trình, dự án; xây dựng nông thôn mới; lao động giỏi, lao động sáng tạo trong công nhân viên chức lao động; ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất và đời sống; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”... Trong quá trình triển khai thực hiện đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực và ngày càng được nhân rộng. Pát huy sức mạnh tổng hợp, toàn tỉnh đã làm mới được 13.200 nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà mái ấm công đoàn cho hộ nghèo và gia đình chính sách, nâng tổng số nhà xây dựng được lên trên 23.000; huy động được 42,5 tỷ Quỹ “Vì người nghèo”. Tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên ngày càng tăng; các hình thức tập
hợp quần chúng theo nghề nghiệp, theo yêu cấu đời sống và sinh hoạt văn hoá được mở rộng” [15; tr.48 - 49].
2.1.2.2. Những hạn chế, tồn tại về sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ
Việt Nam ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳđổi mới từ khi tái lập tỉnh đến nay
Bên cạnh những kết quả đạt được trong đổi mớí sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với MTTQ Việt Nam và các ĐTND các cấp ở Hà Tĩnh đã nêu ở trên thì sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷĐảng đối với MTTQ và các ĐTND ở Hà Tĩnh còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế:
Một là, công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục của các cấp uỷ
Đảng về truyền thống, vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa thường xuyên, hiệu quả còn khiêm tốn. Nhận thức của một bộ phận cấp uỷ, chính quyền và cán bộ đảng viên về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ còn hạn chế. Một bộ phận cấp uỷ, chính quyền, cán bộđảng viên còn mơ hồ về vai trò, vị trí của MTTQ trong HTCT, xem MTTQ như một đoàn thể.
Báo cáo chính trị của Uỷ ban MTTQ tỉnh khoá XI tại Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh khoá XII nhiệm kỳ 2009 – 2014 tháng 6/2009 đã chỉ rõ:
“Một số cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam, chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp công tác để hoạt động của Mặt trận đạt kết quả tốt hơn”.
Hai là, nội dung, phương thức lãnh đạo của của các cấp uỷ Đảng đối
với MTTQ và các ĐTND chậm được đổi mới; chưa phân định rõ mối quan hệ giữa Đảng với MTTQ Việt Nam: ”Đảng vừa là người lãnh đạo Mặt trận, vừa là thành viên của Mặt trận”, chủ yếu mới quan tâm đến vị trí là người lãnh dạo, chưa quan tâm đến trách nhiệm là tổ chức thành viên của Mặt trận phải có nhiệm vụ tham gia các hoạt động, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống
nhất hàng động, truyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục cán bộ đảng viên thực hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động chung cuỉa Mặt trận. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực cấp uỷ tham gia Uỷ ban MTTQ cùng cấp và giữ chức vụ Phó Chủ tịch không chuyên trách nhưng còn hình thức, chưa quan tâm tham gia các sinh hoạt, hội họp của MTTQ và thực hiện nhiệm vụ của một Phó Chủ tich Uỷ ban Mặt trận.
Nghị quyết số 14 – NQ/TU ngày 06/5/2003 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV “về tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây
dựng tỉnh nhà giàu mạnh”đã chỉ rõ:
“Một số cấp uỷđảng chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đến công tác vận động quần chúng và chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; chưa thực sự chăm lo, tạo điều kiện cho hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Có nơi còn để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ; cán bộ, đảng viên còn thiếu gương mẫu, thiếu sâu sát nên chưa nắm bắt được đầy đủ tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề mà nhân dân quan tâm” [10].
“Nhiều cấp uỷ Đảng chưa quan tâm đúng mức đến công tác dân vận, còn nhiều lúng túng trong việc đổi mới nội dung và phương thức vận động quần chúng.
... chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của các tổ chức quần chúng. Việc phân công, bố trí cán bộ làm công tác doàn thể còn bị động, nhiều trường hợp không đảm bảo đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ. Chế độ làm việc giữa Ban Thường vụ cấp uỷ với Ban Thường vụ, Thường trực các đoàn thể chưa trở thành nề nếp. Việc phối hợp hoạt động giữa các đoàn thể với chính quyền các cấp còn thiếu nội dung cụ thể và chưa được thường xuyên”. [13; tr.34 - 35].
Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã chỉ rõ:
“Nội dung và phương thức lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng chậm được nghiên cứu và đổi mới” [14].
Ba là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo sự phối hợp giữa chính quyền với