Tính tất yếu phải tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 38)

MTTQ Vit Nam

Như đã trình bày ở trên, trong suốt quá trình hơn 25 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Cùng với những điểm bất cập về vai trò lãnh đạo của Đảng và mối quan hệ giữa Đảng với MTTQ Việt Nam đã nêu ở trên, những tồn tại, hạn chế chủ

yếu trong việc thực hiện vai trò lãnh đạo của đảng và việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay là : Thnht: Việc nhận thức chưa thực sự đúng và đầy đủ về HTCT và về vị trí, vai trò và chức năng của các yếu tố cấu thành - trước hết là tổ chức Đảng và các tổ chức CTXH trong HTCT dẫn đến việc bỏ trống hoặc chưa thực hiện hết chức năng quan trọng của mình - như chức năng lãnh đạo của Đảng hoặc chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận, bao biện hoặc làm thay Nhà nước.

Thhai: Hệ quả tiếp theo là tổ chức, bộ máy của Đảng cũng như của các tổ chức CTXH, trong đó có MTTQ bị hành chính hóa theo tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nước, tạo ra sự chồng chéo nhau về chức năng, bộ máy tổ chức cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hoạt động kém hiệu quả.

Thba: Từ việc nhận thức và thực thi không đúng về vị trí, vai trò và chức năng của Đảng cũng như các tổ chức CTXH gây nên sự trì trệ, mâu thuẫn và kém hiệu quả trong thực thi quyền lực nhà nước và trong toàn bộ HTCT nói chung.

Th tư: Nhiều chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam chưa được cụ thể hoá bằng cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện, nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ. Nhiều cán bộ, đảng viên và một số cấp uỷĐảng chính quyền chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của tổ chức Mặt trận, còn xem nhẹ công tác mặt trận chưa quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện để Mặt trận hoạt động nên hạn chế đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ các cấp.

Th năm: Về yếu tố chủ quan, MTTQ các cấp thiếu chủ động tham mưu với cấp uỷ đảng, phối hợp với chính quyền, hạn chế về điều kiện và phương tiện làm việc, thiếu chính sách động viên, chăm lo đời sống cán bộ.

Mặt khác, bệnh hình thức, hành chính hoá trong một số mặt công tác chưa được khắc phục; lúng túng trong việc tìm tòi, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Vì vậy, đã tác động ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò, vị trí và kết quả hoạt động của MTTQ các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)