Những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 84)

đối vi Mt trn T quc Vit Nam tnh Hà Tĩnh

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam các cấp ở Hà Tĩnh chính là tập trung

khắc phục những tồn tại, hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các ĐTND các cấp ở Hà Tĩnh trong thời gian qua. Để thực hiện tốt vấn đề đó cần quan tâm thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

Th nht, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng; công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục của các cấp uỷ Đảng về truyền thống, vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam đảm bảo thường xuyên, có chiều sâu và hiệu quả cao hơn. Tập trung khắc phục tình trạng hạn chế về nhận thức của một bộ phận cấp uỷ, chính quyền và cán bộ đảng viên về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam, xem Mặt trận như một đoàn thể.

Hai là, tiếp tục tăng cường đổi mới toàn diện về nội dung, phương thức

lãnh đạo của của các cấp uỷĐảng đối với MTTQ và các ĐTND; phân định rõ mối quan hệ giữa Đảng với MTTQ Việt Nam: ”Đảng vừa là người lãnh đạo Mặt trận, vừa là thành viên của Mặt trận”, đặc biệt là quan tâm đến trách nhiệm là tổ chức thành viên của Mặt trận, tích cực tham gia các hoạt động, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hàng động, truyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục cán bộđảng viên thực hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động chung của Mặt trận. Tăng cường vai trò của đồng chí Phó Bí thư Thường trực cấp uỷ tham gia Uỷ ban MTTQ cùng cấp và giữ chức vụ Phó Chủ tịch không chuyên trách trong việc tham gia các sinh hoạt, hội họp của MTTQ và thực hiện nhiệm vụ của một Phó Chủ tich Uỷ ban Mặt trận.

Ba là, tăng cường đổi mới công tác lãnh đạo, chỉđạo sự phối hợp giữa

chính quyền với MTTQ và các ĐTND, giữa MTTQ với các tổ chức thành viên đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới đảm bảo thật sự dân chủ và hiệu quả; khắc phục tình trạng hình thức, chiếu lệ. Việc thực hiện quy chế phối hợp giữa các bên cần có sự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên

để đảm bảo phát huy hiệu quả tròg công tác phối hợp. Tăng cường hiệu quả việc thực hiện chương trình phối hợp của MTTQ của các tổ chức thành viên, xác định rõ trách nhiệm thực hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động của MTTQ của các cấp uỷđảng, các tổ chức thành viên nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả HTCT vì mục tiêu chung của của sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết trong việc truyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân.

Bn là, tăng cường đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của

MTTQ và các ĐTND theo hướng tập trung sâu sát về cơ sở và khu dân cư, khắc phục triệt để biểu hiện hành chính hoá, quan liêu, xa dân để MTTQ thực sự là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Nâng cao chất lượng của các phong trào, các cuộc vận động của MTTQ và các tổ chức thành viên. Thực hiện tốt công thi đua khen thưởng nhằm động viên khích lệ phong trào; đồng thời tích cực phát hiện, tổng kết và nhân rộng các mô hình và điển hình tiên tiến trong việc thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động.

Năm là, các cấp uỷđảng cần tăng cường quan tâm đến việc đào tạo, bồi

dưỡng và bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận và các ĐTND. Trong đó, lựa chọn và luân chuyển cán bộ làm công tác Mặt trận và các ĐTND bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong tình hình mới; giải quyết tốt chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ MTTQ và các ĐTND để động viên đội ngũ này yên tam công tác, tích cực phấn đấu vươn lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)