Những vấn đề thực tiễn đặt ra trong đổi mới sự lãnh đạo của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 36)

Đảng đối vi MTTQ Vit Nam trong giai đon mi

Đại đoàn kết dân tộc là một truyền thống quý báu và lâu đời của dân tộc ta. Nhờ luôn luôn coi trọng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, trong xây dựng và phát triển cũng như trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngày nay. MTDTTN Việt Nam do ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo. Trải qua các thời kỳ cách mạng Mặt trận đã không ngừng lớn mạnh, đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc và cùng với Đảng, Nhà nước hợp thành những trụ cột cơ bản và quan trọng trong HTCT nước ta. Là một tổ chức thành viên trong Mặt trận, Đảng vừa có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm bình đẳng như các thành viên khác, đồng thời Đảng vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận không phải là sự áp đặt mà là đòi hỏi khách quan từ thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng, từ tổ chức và hoạt động của Mặt trận. Đây là một tất yếu, xét cả về phương diện thực tiễn lịch sử lẫn phương diện pháp lý. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo tốt công tác Mặt trận cũng chính là lãnh đạo tốt đối với toàn xã hội và làm cho Đảng luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam là đòi hỏi cấp thiết từ nhiều phía. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Để thực hiện tốt Văn kiện Đại hội X, Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo của mình đối với Mặt trận, một tổ chức LMCT, liên hiệp tự nguyện rộng rãi, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận là một bộ phận của HTCT nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Hoạt động của Mặt trận là một trong những phương thức để tập hợp các giai tầng xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài nhằm thực hành và phát huy dân chủ XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là quá trình phức tạp, gian khổ và lâu dài, nếu Mặt trận không giữ vững mục tiêu và các nguyên tắc trong thực thi dân chủ thì dễ mắc phải những lúng túng, sai lầm, thậm chí chệch hướng. Do vậy, tiếp tục đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam - một Đảng dầy dạn kinh nghiệm đấu tranh chính trị và có bản lĩnh chính trị vững vàng đối với MTTQ Việt Nam là một tất yếu khách quan và cấp thiết.

Mặt khác, trong HTCT, Đảng ta là người duy nhất cầm quyền, do vậy rất dễ nảy sinh các nguy cơ thoái hoá, biến dạng quyền lực trong bộ máy nhà nước như: quan liêu, cửa quyền, độc đoán, đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, bè phái, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân... Để góp phần khắc phục những nguy cơ đó, Đảng phải quan tâm lãnh đạo, đề cao vai trò, vị trí của MTTQ trong xã hội, nhất là vai trò của Mặt trận trong việc giám sát và PBXH đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước và trong việc phát huy dân chủ, chăm lo đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp nhân dân.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận còn là yêu cầu đòi hỏi cấp bách của việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong đó có việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cả HTCT nói chung và MTTQ Việt Nam nói riêng. Để tạo thành sức mạnh chung của cả hệ thống, Đảng cần lãnh đạo, điều hoà, hướng dẫn các tổ chức trong bộ máy Nhà nước, MTTQ và các tổ chức thành viên của Mặt trận giúp đỡ nhau, phối hợp hoạt động cùng thực hiện các nhiệm vụ chung theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong HTCT. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam còn nhằm kiểm tra vai trò gương mẫu, tiên phong của các cán bộ, đảng viên và các tổ chức của Đảng, các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về MTDTTN; phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên có phẩm chất, năng lực, uy tín giới thiệu vào đảm nhận những chức vụ trong bộ máy của hệ thống MTTQ Việt Nam thông qua hiệp thương dân chủ hoặc luân chuyển những cán bộ, đảng viên có năng lực, phẩm chất từ hệ thống Mặt trận sang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước. Quán triệt tinh thần đó, trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước từ năm 1986 đến nay, ĐCS Việt Nam đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam, có nhiều chủ trương, quyết sách nhằm nâng cao vai trò, vị thế và tạo mọi điều kiện thuận lợi để MTTQ các cấp phát huy vai trò tập hợp khối đại doàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân , tích cực tham gia xây dựng Đảng, củng cố chính quyền nhân dân và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tiến bộ, tích cực; trong thực tế hiện nay vẫn tồn tại một sốđiểm bất cập, đó là:

Th nht, nhận thức của không ít cấp uỷ đảng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận còn chưa đầy đủ, chưa toàn diện và chưa ngang

tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Không ít cấp uỷ đảng và cán bộ, đảng viên còn coi nhẹ công tác mặt trận, xem tổ chức Mặt trận chỉ là tượng trưng, hình thức hoặc xem như là một tổ chức đoàn thể; lãnh đạo công tác Mặt trận không chặt chẽ, bố trí cán bộ không thích hợp, chưa quan tâm đến việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo để MTTQ các cấp hoạt động… do đó đã hạn chế tác dụng và hiệu quả hoạt động của MTTQ các cấp. Trong nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng đều nêu rõ: Đảng cử những cán bộ lãnh đạo có uy tín sang phụ trách công tác Mặt trận. Tuy nhiên trong thực tế nhiều cấp uỷ đảng ở các địa phương còn “bố trí cán bộ Mặt trận một cách tuỳ tiện, áp đặt, không tương xứng với nhiệm vụ” [3], thường là chuyển những cán bộ năng lực hạn chế, không có uy tín, uy tín thấp hoặc cán bộ “có vấn đề”, chờ đủ tuổi nghỉ công tác sang làm công tác Mặt trận... Điều này không những không thúc đẩy được vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động của Mặt trận mà còn làm suy giảm uy tín và hiệu quả lãnh đạo của Đảng cầm quyền.

Th hai,Đảng tham gia Mặt trận với tư cách vừa là một thành viên vừa

là người lãnh đạo Mặt trận, nhưng trong thực tiễn các cấp uỷđảng thường chỉ chú trọng đến vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo mà ít chú ý đến vai trò, trách nhiệm của một thành viên. Nhiều cấp uỷ đảng chưa quan tâm đến việc giáo dục, kiểm tra, đôn đốc đảng viên gương mẫu thực hiện các Chương trình hành động chung của Mặt trận đã được các thành viên (trong đó có thành viên là Đảng) đồng thuận thông qua. Điều này vô hình chung lại làm hạ thấp vai trò, năng lực và uy tín lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, đồng thời làm xơ cứng tính độc lập và đặc điểm, sắc thái riêng của công tác Mặt trận.

Th ba, cùng với quá trình đổi mới, CNH, HĐH đất nước, cơ cấu kinh tế - xã hội và tính chất của các giai tầng xã hội đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi trong GCCN, nông dân, đội ngũ trí thức và sự xuất hiện mới đội

ngũ các nhà doanh nhân có vai trò, vị trí rất quan trọng trong CNH, HĐH đất nước và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Xu hướng công nông hóa trí thức hoá và trí thức hoá công nông, phong trào “Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi”, chủ trương khuyến khích đảng viên làm kinh tế giỏi, cùng với đó là quá trình hội nhập quốc tế của đất nước trong xu thế toàn cầu hoá... làm cho ranh giới giữa các giai tầng xã hội có sự thay đổi, biến đổi phức tạp. Tuy nhiên, “Đảng ta chưa phân tích và dự báo đầy đủ những biến đổi trong cơ cấu giai cấp - xã hội và những mâu thuẫn mới nảy sinh trong nhân dân” [24; tr. 11]. Do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc lãnh đạo Nhà nước, thể chế hoá, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các giai tầng xã hội, các thành viên MTTQ Việt Nam.

Th tư, trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta còn tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo. Với nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất; nhiều tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp ra đời; sự phát triển của khoa học công nghệ, sự giao lưu văn hoá trong tiến trình hội nhập quốc tế tác động đến lối sống, nếp nghĩ của mọi tầng lớp, mọi người trong xã hội; mặt khác trong tình hình thế giới và khu vực có những biến đổi hết sức phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch đang tích cực ráo riết thực nhiện chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ với nhiều âm mưu và thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hòng phá hoại sự nghiệp cách mạng của nước ta. Vì vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế với nền dân chủ ngày càng phát triển thì vai trò của Mặt trận và các tổ chức CTXH ngày càng cần được mở rộng và nâng cao. Muốn vậy thì Đảng cần phải tiếp tục tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy vai trò, vị trí của MTTQ và các đoàn thể hơn nữa để MTTQ và các ĐTND hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn cách mạng mới.

Th năm, công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, nhất là nhiệm vụ giám sát và PBXH, giám sát cán bộ, đảng viên, công chức nơi cư trú tuy đã có chủ trương nhưng chưa có các chế tài cụ thể nên còn nhiều khó khăn và lúng túng. Đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của cơ quan Uỷ ban MTTQ các cấp còn nhiều bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ được giao, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mặt tạo cơ chế và điều hoà mối quan hệ phối hợp giữa Đảng, Nhà nước với MTTQ các cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho MTTQ và các tổ chức CTXH hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Từ những tồn tại, bất cập nêu trên cùng với những vấn đề đặt ra trong sự nghiệp đổi mới, hoàn thiện HTCT, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam. Đó là một tất yếu khách quan trong tiến trình cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội của ĐCS Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)