Nội dung, yêu cầu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trân Tổ quốc Việt Nam ở tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 77 - 81)

2.2.2.1. Đổi mi v tư duy, nhn thc v vai trò lãnh đạo ca Đảng đối

vi Mt trn T quc Vit Nam trong giai đon mi

Đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới chính là tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo

trực tiếp và toàn diện của ĐCS Việt Nam với MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CTXH để đảm bảo sự định hướng XHCN, thực thi quyền lực của nhân dân. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của Đảng vừa là người lãnh đạo Mặt trận, vừa là thành viên của Mặt trận, phải quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của một thành viên.

Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với HTCT, trong đó có Mặt trận và các ĐTND đã được chứng minh bằng cả lý luận và thực tiễn lịch sử cách mạng nước ta. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong, là lực lượng tiên tiến nhất của dân tộc Việt Nam, được trang bị vũ khí lý luận chính trị khoa học để trên cơ sở đó lãnh đạo các tổ chức và toàn thể nhân dân Việt Nam xây dựng đất nước dân chủ XHCN, vì con người. Lịch sử Việt Nam hơn 80 năm qua kể từ khi có Đảng và gần đây trong quá trình đổi mới, Đảng đã chứng minh sự cần thiết của mình trong việc tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngày nay, đối tượng cũng như những nội dung lãnh đạo của Đảng đã có sự thay đổi do tình hình thay đổi của đất nước. Nhiệm vụ chính và chủ yếu của cách mạng Việt Nam là xây dựng kinh tế, mở rộng ngoại giao, bảo vệ quốc phòng, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thay cho nhiệm vụ đấu tranh giành độc lập dân tộc. Do vậy, cũng đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề như cần phải tăng cường đấu tranh với diễn biến hòa bình, nâng cao những kiến thức, kỹ năng quản lý kinh tế - xã hội, phát huy dân chủ trong HTCT và toàn xã hội, cùng với những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh nhà khi tập trung đẩy nhanh thực hiện các chương trình dự án kinh tế trọng điểm bên cạnh những thuận lợi thì gặp không ít khó khăn và thách thức... Điều đó, cũng có nghĩa rằng, bên cạnh những thuận lợi trong điều kiện hòa bình thì cũng có nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng phải mang tính trực tiếp và toàn diện nhằm kịp thời, sát sao trong định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo công tác Mặt trận và đoàn thể, tránh sự chệch

hướng, dân chủ quá trớn hoặc lợi dụng dân chủđể bôi xấu chế độ hoặc là xem nhẹ vai trò, vị trí của Mặt trận, không tạo điều kiện để Mặt trận thực thi quyền đại diện dân chủ của người dân.

2.2.2.2. Đổi mi v ni dung, phương thc lãnh đạo ca Đảng đối vi

MTTQ Vit Nam trong giai đon mi

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam chính là làm rõ hơn vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị; làm rõ hơn mối quan hệ Đảng vừa là người lãnh đạo Mặt trận, vừa là thành viên của Mặt trận; tăng cường các cơ chế, chính sách cụ thể về đại đoàn kết dân tộc, về phát huy dân chủ và thực thi quyền lực của nhân dân; tạo cơ chế và các điều kiện đảm bảo để Mặt trận thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, nhất là việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội; Đảng tôn trọng và phát huy tính độc lập, sáng tạo của Mặt trận vì mục tiêu ích nước, lợi dân.

Tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, về vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam và công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; nâng cao vai trò, vị thế của MTTQ Việt Nam trong HTCT.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước, của tỉnh để thực thi các chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam đã được ban hành, nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ của MTTQ các cấp là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách để MTTQ các cấp có đủ điều kiện để hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và cấp uỷĐảng, chính quyền các cấp về vị trí, vai trò của tổ chức Mặt trận, quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo, bố trí

cán bộ có uy tín, phẩm chất, năng lực để tham gia công tác Mặt trận nhằm thúc đẩy vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động của Mặt trận đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới.

Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CTXH trong việc thực thi quyền đại diện cho lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân.

MTTQ Việt Nam và các ĐTND đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Thông qua Mặt trận và các đoàn thể, nhân dân đề đạt ý kiến, nguyện vọng chính đáng của mình; đồng thời Mặt trận và các tổ chức đoàn thể cũng có trách nhiệm thực thi việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người dân.

Trong lịch sử, MTTQ Việt Nam đã có những đóng góp về vận động toàn dân tham gia kháng chiến, kiến quốc, xây dựng CNXH. Trong giai đoạn mới, khi Đảng đã có được chính quyền, sử dụng nhà nước như một công cụ quản lý, xây dựng đất nước và là Đảng duy nhất hợp hiến lãnh đạo toàn xã hội thì Mặt trận cần phải phát huy hơn nữa tính chủđộng, sáng tạo trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và đặc biệt là trong việc thực thi quyền đại diện cho lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân. Nếu làm tốt điều đó thì công tác vận động, tập hợp, đoàn kết của Mặt trận sẽ có hiệu quả hơn; đồng thời, cũng giúp Đảng trong việc xây dựng Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân, giúp Đảng tránh nguy cơ cầm quyền độc đoán.

2.2.2.3. Gii quyết tt mi quan h gia s lãnh đạo ca Đảng, s

qun lý điu hành ca chính quyn vi nâng cao vai trò, v trí ca MTTQ

Vit Nam trong giai đon mi

Tiếp tục đổi mới mối quan hệ giữa Đảng với MTTQ Việt Nam, coi đây là một trong những hướng ưu tiên của việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của cả HTCT nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn minh”.

Quan hệ giữa Đảng với MTTQ Việt Nam về cấu trúc, đó là mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành trong HTCT Việt Nam; song về bản chất, đó là mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân Việt Nam. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các ĐTND không ngoài mục đích tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo của các tổ chức quần chúng trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc đổi mới đó, cần được coi là một trong những hướng ưu tiên của sự đổi mới HTCT và phải tiến hành một cách khẩn trương, mạnh mẽ, đồng bộ nhưng thận trọng, vững chắc.

Tập trung giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng với MTTQ Việt Nam, xác định rõ vai trò, trách nhiệm cụ thể: Đảng vừa là người lãnh đạo Mặt trận, vừa là thành viên của Mặt trận.

Đảng tham gia Mặt trận với tư cách vừa là một thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận, bên cạnh tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ để hoàn thành trách nhiệm người lãnh đạo thì cần tập trung thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của một thành viên. Nhất là quan tâm thực hiện tốt công tác giáo dục, kiểm tra, đôn đốc đảng viên gương mẫu thực hiện các Chương trình hành động chung của Mặt trận đã được các thành viên (trong đó có thành viên là Đảng) đồng thuận thông qua và tích cực tham gia công tác Mặt trận ở khu dân cư; tôn trọng tính độc lập và phát huy vai trò sáng tạo của MTTQ trong thực hiện các nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và thực thi quyền lực của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)