Giọng điệuTô Hoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 80)

CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN

3.2. Giọng điệuTô Hoài

Giọng điệu là linh hồn của ngôn ngữ truyện kể. Có nhiều quan điểm khác nhau về giọng điệu nhưng hầu hết đều thống nhất: “ giọng điệu” là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay

châm biếm” [13; 111]. Mỗi nhà văn có phong cách đều có ngôn ngữ giọng

điệu riêng. Giọng điệu của Nguyễn Công Hoan là châm biếm, phê phán sự giả dối, lố bịch của xã hội. Nam Cao là giọng chua chát, đắng cay về bi kịch của con người. Giọng điệu của Nguyên Hồng là giọng cảm thương, thống thiết trước mọi số phận kiếp người... đối với Tô Hoài không phải là giọng điệu đau khổ, hay giả dối mà là giọng dí dỏm hài hước, giọng dân sã tự nhiên và trữ tình làm nên bản sắc riêng của Tô Hoài. Nhà văn luôn trân trọng từng giây phút mọi thứ đang diễn ra của cuộc sống. Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên

nhận ra sắc thái giọng điệu riêng của Tô Hoài. Theo ông, ngay từ những tác phẩm đầu tay, nhà văn này đã bộc lộ chất giọng riêng độc đáo: “ tập O Chuột là tập truyện ngắn đầu tiên của Tô Hoài và cũng là tác phẩm tiêu biểu cho lối văn đặc biệt của ông, một lối văn dí dỏm, tinh quái, đầy những phong

vị và màu sắc của thôn quê” [22; 529]. Tác giả sử dụng các giọng điệu dí

dỏm khác nhau để thể hiện thái độ của mình trước cuộc sống đời thường.

3.2.1. Giọng điệu dí dỏm

Giọng điệu trong mỗi tác phẩm có sự khác nhau về sắc thái, cung bậc cảm xúc nhưng nhìn chung Tô Hoài có chất giọng mang bản sắc riêng và không ai có thể bắt chước được. Lối kể khách quan dí dỏm phá chút mỉa mai là chất giọng chủ đạo của Tô Hoài. Tiếng cười ở đây toát lên từ những chuyện bất bình thường trong cuộc sống bình thường. Tiếng cười ở sắc thái giọng điệu này ít nhằm gửi gắm những tầng bậc ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Con mắt tinh nhạy và tấm lòng gắn bó thiết tha với cuộc sống đời thường, khiến ngòi bút của ông truyền tải mọi chuyện vui – buồn, hay – dở trong cuộc sống sinh hoạt để cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên đáng yêu của nó.

Tô Hoài lấy sự hài hước dí dỏm để chế giễu cuộc sống tẻ nhạt của một lớp người trong xã hội – một sự buồn tẻ đến mức vô cảm giống như vợ chồng chuột (truyện Gã chuột bạch ) chỉ suốt ngày quanh quẩn với ăn, ngủ đánh võng, ngủ đứng. Tiếng đánh võng lóc cóc đều đặn giống tiếng guồng tơ quay. Chúng khá yêu nhau, yêu nhau thần tình. Hai vợ chồng cùng đánh vòng, 2 cái vòng quay tít, rộn lên những tiếng đằm thắm. Gã chuột bạch có vẻ mơ mộng thường đứng ngẩn ngơ trên nóc lồng. Chúng yêu nhau có vẻ đắm say như vậy nhưng vợ gã chết mà gã dường như cũng chẳng biết, chẳng mảy may động lòng. Cuối truyện, tác giả đã chua thêm một câu “ gã cũng không biết là mình góa vợ”, gã “ thậm thọt, chạy

đi lại nhanh thoăn thoắt...”. Nguyễn Công Hoan dùng tiếng cười trào phúng để

cười nhẹ nhàng hóm hỉnh. Tiếng cười xuất phát từ những thói tật hàng ngày. Tiếng cười của ông cũng gắn liền với sự trách móc nhẹ nhàng sâu sắc.

Trong “ Dế Mèn phiêu lưu kí” các nhân vật trò chuyện với nhau bằng nhưng giọng điệu khác nhau. Khi vui vẻ hóm hỉnh, khi mang nỗi buồn man mác.

- “Hà cớ mà nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn?

Rõ chán, nói chữ mà chưa chắc đã biết nghĩa, tôi bấm bụng nhịn cười thầy đồ Cóc. Rồi tôi cũng dùng cái khoa giao thiệp hoa mỹ khôi hài đó để đáp lại:

- Thưa tiên sinh, chúng tôi đi lu lịch

- Kèng kẹc ! du lịch ! kèng kẹc ! du lịch ! vậy bỉ phu xin hỏi nhị vị tráng

sĩ, nhị vị tráng sĩ là tay dọc ngang nào biết trên đầu có ai, thế thì chắc nhị vị phải nghe tiếng từ lâu rằng bỉ phu mặc dầu thanh bạch ở hang dưới đất nhưng bỉ phu là cậu thằng trời đấy! Nhị vị đã qua nhiều nơi trên hoàn cầu, nhị vị có gặp thằng cháu “ trời đánh thánh vật” nhà tôi ở đâu không...

- Thưa tiên sinh, chúng tôi có gặp ông trời

- Kèng kẹc ! rất tiếc, kèng kẹc! Rất tiếc không được tương kiến trước.

Thế thì nếu như từ nay về sau nhị vị tráng sĩ có còn gặp nó thì hỏi nó cho bỉ phu rằng: vì lẽ gì mà lâu nay bản thôn không có nước mưa?. Cái thằng “ trời đánh thánh vật” ấy mải mê tổ tôm xóc đĩa ở đâu mà không biết suốt đêm cậu cóc phải nghiến kèng kẹc đến đỗi đâu đâu cũng nghe như tiếng trống đang văng đấy chăng, đến đỗi cậu nó đã nghiến mòn hết cả răng rồi đấy chăng? (...).

Cóc còn đang ngơ ngác nghe chưa thủng câu mỉa mai của Trũi, tôi đã chen vào, át đi, tôi cũng kính lễ phép, nói to:

- Thưa tiên sinh, tôi nhớ ra rồi, tôi nhớ rằng dù chưa được tiên sinh dặn

trời ông ấy cứ xua tay nhăn mặt mà rằng hồi này tôi mắc bận, tôi mắc bận, chưa mưa được, chưa mưa, bận lắm.

- Bỉ phu hiểu rồi! Hiểu rồi! Hóa ra cháu nó bận quá đến nỗi quên cả cho

cậu nó uống nước. Cháu nó bận quá! Có thế chứ! À ra thế! Thảo nào!

Cuộc đối thoại Mèn, Trũi, thầy đề Cóc ta thấy Cóc là tay thích huyênh hoang, khuếch khoác, ăn nói văn hóa chữ nghĩa thể hiện mình là người có học nhưng thực ra lại chẳng biết gì. Thầy đề cóc khoác lác đối lập với những lời hoa mĩ của Thầy mang lại tiếng cười thú vị cho bạn đọc. Những câu hài hước khiến bạn đọc có những giây phút thư giãn thì đằng sau lại là tiếng cười thâm thúy sâu xa mà nhà văn muốn nói - những vấn đề xã hội lúc bấy giờ. Tô Hoài không đao to búa lớn, ông nhẹ nhàng mượn giọng điệu “ trời phú” để bày tỏ thái độ, nỗi lòng của mình trước những mặt trái của cuộc sống. Cái nhìn tinh quái nhưng đậm chất nhân văn.

Tô Hoài trăn trở nhiều hơn về sự xuống cấp về đạo đức của con người. Xã hội đảo lộn, nhân cách không còn được giữ gìn, tôn trọng. Ông tận mắt chứng kiến cảnh vợ chồng coi thường nhau, cãi chửi nhau, con cái ngược đãi cha mẹ, con cháu hỗn láo với ông bà. Nhà văn đau lòng trước những điều mắt thấy tai nghe... trong ( Ba Ông Cháu) cảnh đối xử quá tàn nhẫn với người ông mù lòa tội nghiệp”

“- giả người ta hai xu?.. ( - ...)

Thôi đừng có vờ vẫn!( …)

- Ông lấy của chúng tôi hai xu rồi

( … )

- Đấy đấy! vờ vịt khóe không. Thôi đừng làm điệu nữa. Ông giả tôi hai

xu đi. ( … )

- Hai xu tôi để trong hóc cột. Tôi chẳng đánh rơi ở đâu hết. Chính ông lấy của tôi. Tôi biết

(… )

- Tôi biết ông lấy của tôi. Ông lấy để chốc nữa ông mua bánh đúc, mua

bỏng ông ăn. Tôi biết cả rồi” [ 53, 214]

Thái độ của hai đứa cháu ông Mo mù lòa là không thể chấp nhận được. Chỉ vì mất hai xu mà chúng hỗn láo với ông của mình, chúng ngang nhiên buộc tội người ông và suy diễn đủ điều trái với đạo đức lương tâm của con người. Ông lão Mo dù mù lòa, điếc nhưng ông cảm nhận được thái độ mất đạo đức của hai đứa cháu mình. Qua đoạn đối thoại, nhà văn phê phán bộ phận xã hội suy thoái đạo đức, đồng thời cũng giáo dục trẻ nhơ nhận thức được việc làm đúng- sai.

Trong Dế mèn phiêu lưu kí , sau trò đùa ác ý dế Mèn gây ra cái chết thảm cho dế choắt, Mèn đã vô cùng ân hận về hành động đó, và tự trách bản thân: “ Tôi thương lắm. Vừa thương và ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì choắt đâu đến nỗi. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào

hang thì tôi đã chết toi rồi”.

Sai lầm nối tiếp sai lầm khi dế Mèn bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi, mèn đã ra tay với cả một cậu bé cùng họ dế với mình và oán trách chính mình:

làm sao mà tôi đâm đồn kiếp như vậy. Thấy tôi không cắt nghĩa được hết

cái khúc khuỷu của tính tự kiêu và tự đại. Tôi chỉ biết thế là những cái hung

hãn gân bướng và lên mặt hão huyền ở đầu óc tôi chưa gột được sạch hẳn

Lúc bác xiến tóc dạy cho Mèn bài học về tính hống hách, Mèn mới tỉnh ngộ và rút ra một triết lí: “đường đời nhiều bài học, mỗi bài học một kiểu chịu nghĩ thì học được, học giỏi, bằng không thì…khốn khổ như thế

này đây… nhưng cũng nhờ thế mà tôi tỉnh ngộ” . Nhà văn đã để nhân vật tự

nghĩ của chính bản thân một cách tự nhiên. Sau khi giác ngộ, Mèn suy nghĩ và tự vấn lương tâm mình. Ý thức được việc đúng sai nhờ đó mà dế Mèn thay đổi được bản thân.

Giọng điệu hài hước châm biếm có lúc bật lên qua các từ ngữ, cách gọi tên hình ảnh, lời trữ tình ngoài đề, nhưng có khi ẩn trong những câu văn, trong lời trần thuật khách quan. Cách gọi các con vật như Chuột là “Nàng” (Truyện

gã chuột Bạch), gà trống Ri là “ chàng đa tình”, gà mái là “ chị ả nõn nường” (

Con gà trống ri), gọi mèo là “ gã tinh quái”... cách gọi như thế tạo giọng kể hài

hước, con vật cũng có đặc tính của con người: đỏng đảnh, điệu đà, đa tình, tinh quái. Cái cười của Tô Hoài là cái cười thâm trầm sâu sắc. Nó thể hiện con mắt tinh nhạy và sự gắn bó tha thiết với cuộc đời của ngòi bút Tô Hoài.

3.2.2. Giọng điệu trữ tình man mác

Tô Hoài vừa hóm hỉnh, vừa lạnh lùng chỉ ra những thói xấu, những tính cách hẹp hòi, những hình, những dáng của đời, có chê trách. Nhưng đằng sau đó là một thái độ xót xa, thương cảm. Xót xa vì họ bị cuộc sống khổ cực làm mất đi bản chất lương thiện, những tình ý sâu kín rụt rè đáng yêu cũng bị chìm hẳn vào những lo toan, những toan tính chi li, những vụ lợi nhỏ nhặt. Nếu giọng điệu chủ đạo của Nguyên Hồng là giọng trữ tình thống thiết bộ lộ tình cảm vô hạn thì ở Tô Hoài là giọng điệu trữ tình bàng bạc chất thơ – chất thơ của cuộc sống đời thực. Giọng điệu trữ tình trong sáng của ông bộc lộ hai sắc thái tình cảm: Sắc thái hồn nhiên trong sáng và sắc thái bùi ngùi man mác. Tô Hoài xót xa cho những kiếp nguời nghèo khổ, những mảnh đời bất hạnh. Tô Hoài nói về vợ gã chuột bạch bị chết vì nghẹn ( truyện Gã Chuột

Bạch) và cả một đàn gà vịt cũng bị chết gần hết khi một trận dịch tràn tới

(Một cuộc bể râu ). Những xác gà, xác vịt nằm chỏng trơ trong chuồng, cả

một đàn gà con cũng rơi vào tình cảnh như vậy. “ cửa chuồng đã mở, chỉ thấy có chị gà mái mẹ dẫn 4 con nhỏ lủi thủi ra. Nhòm vào trong: năm chú gà con

kia đã nằm mỗi chú một xó chết cỏng queo từ bao giờ. Và chỉ có từ sáng tới buổi trưa, cả bốn con gà còn lại này cũng mỗi con nằm chết rụi ở một góc

vườn”. Ngay cả gà chọi, một tay hảo hán giang hồ được ví như người anh

hùng Từ Hải cũng không thoát khỏi bi kịch ấy: “ thảm hại quá. Ôi! Con gà chọi, Ôi! Con gà chọi anh hùng, con gà chọi anh hùng chỉ còn đứng mở mắt

thao láo một mắt ra nhìn, mà ngẫm nghĩ về cái chết của mình sắp đến”.

Giọng điệu buồn man mác được nén lại trong mỗi truyện ngắn Tô Hoài. Nó xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương, sự gắn bó tha thiết của ông với cuộc đời. Tô Hoài nhận ra quanh đâu đây mình vẫn còn nhiều kiếp nghèo, những con người khốn khổ. Nó thể hiện lòng đồng cảm của nhà văn với cuộc sống của người dân quê.

Tô Hoài cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp tự nhiên của hiện thực đời thường. Không bay bổng nhưng thể hiện tình cảm tha thiết với cuộc sống, với con người, với thiện nhiên của tác giả. Giọng điệu trữ tình hồn nhiên trong trẻo trước vẻ đẹp lên thơ nhưng cũng mang sắc thái bùi ngùi cảm động. Miêu tả cuộc phiêu lưu của dế Mèn và dế trũi, Tô Hoài đã lột tả chính xác tình cảnh tuyệt vọng trên sông nước, qua mười ngày “ cái đói ghê gớm cứ đánh liệt dần

từng bộ phận trong người”. Dế Trũi bộ lộ suy nghĩa với Mèn:

“ Em trộm nghĩ chết thì chết. Nhưng không nên chết cả, vô ích, ta phải tìm cách. Trũi cứ khẩn khoản rồi chìa càng lên mời tôi ăn. Trũi gượng cười bảo rằng: trũi có cụt cả 2 càng cũng không sao, không thể chết, vẫn khỏe như thường: Trũi đã thấy có anh dế cụt càng như thế. Tôi gạt phắt đi mà mắng trũi. Sau cùng anh em tôi ôm lấy nhau mà khóc. những giọt nước mắt thương

nhau ấy đã làm trũi yên tâm và bình tĩnh trở lại” [ 35, 572 ].

Lời tâm sự của trũi khiến người đọc xúc động về sự hi sinh thân mình cho bạn. Một nghĩa cử cao đẹp mang tính nhân văn sâu sắc. Tô Hoài kín đáo lồng vào tác phẩm những bài học giáo dục, giúp các em nhỏ ý thức được cuộc

sống xung quanh cần phải biết quan tâm, chia sẻ và sống trọn vẹn trước sau. Rõ ràng bên cạnh giọng điệu tự nhiên suồng sã là giọng trữ tình mang sắc thái tình cảm. Chất giọng chủ đạo của Tô Hoài không bó gọn trong giọng điệu văn chương nào. Tô Hoài là nhà văn của cuộc sống đời thường. Mỗi trang văn của ông có muôn màu cuộc sống. Giọng điệu dí dỏm, suồng sã, trữ tình của Tô Hoài trong nhiều tác phẩm viết về cuộc sống quanh ta khiến người đọc có cảm giác gần gũi, nồng ấm, thân tình trong một cuộc sống tươi nguyên sự sống.

Tô Hoài được trời phú cho một chất giọng riêng. Từ chuyện sinh hoạt đến chuyện chính trị, từ chuyện mình đến chuyện người, từ chuyện cũ đến chuyện mới...chuyện gì Tô Hoài cũng có thể kể bằng giọng điệu ấy. Giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của Tô Hoài góp phần quan trọng khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả. Bằng giọng điệu này, Tô Hoài cứ điềm nhiên với mọi chuyện hay – dở trong cuộc sống sinh hoạt đời thường. Từ chất giọng trời phú của Tô Hoài chúng ta nhận thấy những sự việc vốn bình thường trong cuộc sống cũng có thể trở thành chất liệu thẩm mỹ quý giá cho những hư cấu nghệ thuật ngôn từ.

3.3. Ngƣời kể chuyện

Cái hay, sức hấp dẫn của một tiểu thuyết hay truyện ngắn phụ thuộc rất nhiều và nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. Nền văn xuôi Việt Nam và thế giới ghi nhận nhiều tên tuổi như Sê khop, Pauxtopxki, A. Đôđê, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam… không chỉ bởi sức cuốn hút của vấn đề sâu sắc, hấp dẫn, giàu ý nghĩa nhân văn mà còn bởi ma lực của câu chữ, bởi cái duyên trong cách kể chuyện. Trong các câu chuyện Tô Hoài đã có những dấu ấn thể hiện cách nhìn, cách quan sát riêng. Để có một câu chuyện hay nhà văn phải chọn một chỗ đứng thích hợp, có thể trực tiếp tham gia vào câu chuyện hay đứng ngoài quan sát. Việc xác định chỗ đứng của người kể chịu sự quy định của tư tưởng, chủ đề của nhà văn, nhưng khi tác phẩm hoàn thành thì cách kể lại quyết

định chủ để, tư tưởng của tác phẩm. Vì vậy việc xác định được vị trí người kể là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)