Nhân vật – con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 40 - 46)

5. Những đóng góp của luận văn

2.2. Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài

2.2.1. Nhân vật – con người

Tự truyện của Tơ Hồi có nguồn gốc chủ yếu từ thời thơ ấu của tác giả. Hình tượng thiếu nhi trong truyện Tơ Hồi giản dị, các nhân vật đều được khắc họa hình ảnh trong sáng, chân thực. Khác với truyện người lớn, tác giả khơng đưa nhiều vấn đề góc cạnh của cuộc sống vào truyện viết cho thiếu nhi. Các nhân vật thiếu niên trong truyện đều có tính cách phức tạp…Ơng xây dựng hình thượng nhân vật, bối cảnh nhiều mâu thuẫn. Từ đó nhân vật có thể bộc lộ rõ tính cách của mình thông qua hành động và cách giải quyết vấn đề. Nhân vật con người trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi rất phong phú. Trong khuôn khổ cho phép, người viết tạm chia nhân vật - con người làm hai kiểu

- Con người trong hồi ức - Con người trong hiện tại

- Con người trong hồi ức: là một cu Bưởi in đậm trong trái tim những kỉ niệm về thời thơ ấu của chính tác giả. Một xã hội thực dân nửa phong kiến, với những quan niệm cũ, số phận con người bị vùi dập. Cu Bưởi một cậu bé hiền lành, nhút nhát, sống tình cảm: “ gì mà tơi chẳng hãi. Tơi sợ cả cái mặt đất dưới hai bàn chân lên năm, tôi vẫn chưa dám, lại nằm. Chỉ khi nào u tôi cho tôi nửa xu, tôi buộc đồng xu vào giải rút rồi mới ra ngõ đợi hàng kẹo xóc”

[49; 450] cu Bưởi là một cậu bé ham hỏi. Cậu lớn lên trong tình u thương bao bọc của ơng bà. Họ là người thắp sáng niềm tin cuộc sống trong tâm hồn cậu, dạy cậu phân biệt đúng sai, xấu, đẹp,…khi rời khỏi làng quê thân yêu đến với kẻ chợ, ở đây cậu gặp rất nhiều loại người tốt – xấu, vui – buồn… Cảm giác sống xa người thân của một cậu bé 5 tuổi gợi lên trong lòng bạn đọc nỗi buồn man mác. Thời gian sống ở kẻ chợ cu Bưởi nhớ nhà quay quắt: “ tôi nhớ

nhà đến vàng cả người, thấy bà mắt tơi đã lóa đi” [49; 478]. Cuộc sống của

lạc hậu, cuộc sống nghèo túng đẩy bố phải đi làm xa kiếm tiền. Nỗi đau của mẹ tăng lên gấp bội khi biết tin khi biết tin chồng mình lấy vợ khác. Cu Bưởi với nhiều ám ảnh về tuổi thơ. Trong tâm hồn bị tổn thương ấy, cậu bé càng thương ông, thương bà thương mẹ nhiều hơn. Cậu mong muốn và ước mơ những điều mới mẻ sẽ đến với gia đình cậu, với bà con xóm làng. Cụ Bưởi thèm khát vươn tới sự đổi thay để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế “từ năm ra Hà Nội không cầm đến quản bút, bây giờ phải học môn cửu chương, ngang ngang dọc dọc, lẩm ngẩm những con số rắc rối. Cái gì mà 8 lần 9, cái gì mà 9 lần 8. Tơi ấp úng cứ tới 7 lần 5 là tịt ngắc. Mắt tôi đảo quanh trần nhà chẳng thấy đâu có con số cho mình. Chỉ có cách thị ngón tay ra đếm. Nhưng khơng dám” [49; 481]. Giọng văn rất Tơ Hồi, cách xây dựng hình ảnh

nhân vật rất thật, rất gần gũi đối với người đọc, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Khi đọc đến đây có thể bạn đọc nhỏ tuổi sẽ thấy mình ở đó, hay như người lớn chúng ta giật mình nhận ra mình cũng có thời như thế. Cu Bưởi giản dị, hồn nhiên khơng che giấu nhược điểm của mình: “ chú tưởng khơng đánh tơi bao

giờ. Thế mà học bảng cửu chương, chú cũng phải cùng tôi! Nhưng phải đến tôi lại càng lú. Chú chán, chú cho tôi thôi. Tam thế, cũng đã mất một tháng. Tôi được xếp khoa cửu chương lại, đợi thi. Thi vào lớp bét chỉ có một bài tập đọc, có một phép tính cộng và một tính trừ, khơng cần đến bảng cửu chương. Thế nào mà tơi hí hốy cuống quýt đâu làm ngược; cái tính trừ tù hàng trái sang hàng phải” [49; 481].

Qua hình tượng Cu Bưởi, Tơ Hồi miêu tả từng góc cạnh cuộc sống. Ông miêu tả cái nghèo; số phận con người dưới đáy xã hội lầm lũi bỏ làng đi làm thuê làm mướn… Thành công của nhà văn đã để lại trong lịng người đọc niềm xúc động khơng ngi.

Hình ảnh Cu Bưởi, sau 30 năm lại xuất hiện trong hồi kí “Mùa hạ đến,

Có lần thầy giáo tơi đưa ra hình phạt nghiêm khắc để trừng trị lũ học trò: “

thầy đứng xem cả lớp tát nhau, đứa nọ tát đứa kia từ bàn đầu đến bàn bét như thầy đã làm ra mẫu. Phút chốc, lớp tôi vang những tiếng bốp bốp khô khốc. Tôi tê dại cả hai má. Thằng hàng xóm khơng thù tơi, nhưng nó cũng khơng dám tát khẽ. Đứa nào tát nới tay, thầy đến tát lại cả hai đứa. Những đứa vẫn đợi để địn nhau thì khác. Chúng nó bậm mơi, giơ tay trái như dẫm quai hàm, có đứa tóe máu cam xuống bàn” [ 49; 495]. Cách trừng phạt khiến những cậu

bé khiếp sợ. Cu Bưởi với tâm hồn nhạy cảm đã sớm nhận ra thầy cố tình làm thế, cố tình tỏ ra nguy hiểm “thầy giáo tôi nhắp từng ngụm nước. Thầy lấy tay xé thịt chim, thầy từ từ nhai và mắt thầy lại nhìn đi đâu. Thầy có xơi thêm một miếng cơm nắm của chúng tôi. Thầy nhai cơm nắm, chúng tơi nhìn nhau, nhìn thầy sung sướng cung kính. Tơi bỗng thấy thương xót thầy với một tình cảm lạ lùng, tơi muốn khóc” [39; 504]. Tâm hồn nhạy cảm của cu Bưởi đã

cảm nhận được hình ảnh người thầy khắc khổ, buồn phiền sau gương mặt nguy hiểm. Thầy là người yêu nước mà sống dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến nên có nhiều uất hận khơng phải giấu kín trong vỏ bọc về tính cách.

Cu Bưởi trong những trang hồi kí đã bộc lộ tình cảm sâu sắc, ấn tượng đi vào lịng người. Tơ Hồi xây dựng hình tượng cu Bưởi bằng hình ảnh của chính mình

Con người trong hiện đại đó là những cơ bé cậu bé mà tác giả nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày, hay là những cậu bé dũng cảm tuổi đời còn nhỏ nhưng đã ghi danh trong lối sống dân tộc. Điểm chung nhất giữa các hình tượng nhân vật đó là những cơ bé, cậu bé ngây thơ lém lỉnh rất hồn nhiên và đúng với tâm lí trẻ thơ. Dù mỗi nhân vật trong câu chuyện có những hình ảnh khác nhau nhưng tất cả đều có một trái tim trong sáng và tâm hồn hiền lành thánh thiện.

Tơ Hồi đã lấy chính tên nhân vật để đặt cho câu chuyện như: Páo và Sua (Páo và Sua ), Hao Sơn ( Hao Sơn ), Kim Đồng ( Kim Đồng), Vừ A

Dinh ( Vừ A Dính), Ngọ ( Hai ông cháu và đàn trâu), chân và cam ( Tổ chúng em)…Các nhân vật của Tơ Hồi đi vào trong truyện một cách tự

nhiên, nhẹ nhàng khơng gị bó.

Tơ Hồi khơng xây dựng nhân vật trong hồn cảnh nhiều mâu thuẫn, nhưng chính vì thế mà tính cách nhân vật của ơng lại có phần nổi bật hơn. Đặc biệt là khi ơng xây dựng hình tượng nhân vật Kim Đồng và Vừ A Dính. Dựa trên lời kể về nhân vật có thật trong cuộc sống kháng chiến chơng Pháp nhà văn viết lại cuộc đời ngắn ngủi của hai cậu bé anh hùng.

Nhân vật Kim đồng là một cậu bé thông minh lanh lợi, là đội viên đầu tiên của đội thiếu niên nhi đồng cứu quốc ở nước ta. Dưới sự dìu dắt của cán bộ Đức Thanh, đội thiếu niên nhi đồng đã ra đời…thành lập ở Hà Mạ, Hà Quảng, Cao Bằng. Đây là nơi hội tụ các em nhỏ giác ngộ cách mạng. Kim Đồng thơng thạo địa hình được giao nhiệm vụ đưa thư, làm cơng tác liên lạc, lịng căm thù giặc của cậu bé Nông Văn Dền được thể hiện trong tác phẩm có đoạn:

“ Dền chưa xuống núi. Dền móc con dao rừng của anh treo ở đầu vach: Anh hỏi

- Lây dao làm gì?

Dền trỏ vào cột nhà sàn:

- Em khắc vào đây

Rồi Dền hí hốy một dấu dài vào cột Dền nói:

- Thằng lính lấy cái bu vít, chém cái dấu chỗ này. Thằng lính bắt bố

đi cho cướp đánh chết ở chợ sóc, em chém chỗ này. Hôm nay thằng lính đánh em, em chém cái dấu chỗ này, chém thế để nhớ, anh ạ” [ 57; 402-403].

Đoạn đối thoại rất tự nhiên, nhân vật ngây thơ hồn nhiên bộc lộ suy nghĩ của mình. Tuy hành động của cậu bé mới nhìn vào rất trẻ con, nhưng lại

trong những cái dấu. Bao nhiêu cái dấu là bấy nhiêu nỗi đau, nỗi căm thù. Chính vì thế Kim Đồng mới 11 tuổi đã quyết tâm theo đội vũ trang. Tơ Hồi đã dựng lại nhân vật Kim Đồng chân thực đến từng hành động, khiến người đọc như nhìn thấy một cậu bé thiếu niên bằng ra bằng thịt bước ra từ trong sách: Vân Thanh cũng có quan niệm tương tự như sau: “ Trong khi dựng lại hình ảnh người anh hùng thiếu nhi trong liên tưởng khơng sa vào trình bày tiểu sử hoặc kê khai thành tích đơn thuần, mà đã chú ý xây dựng hình tượng khiến các nhân vật như sống lại và rất gần gũi đối với chúng ta” [ 27, 68]

Kim Đồng hăng hái trong hoạt động cách mạng, những nhiệm vụ được giao cậu đều hoàn thành xuất sắc, tuy thế cậu lại rất khiêm tốn. Hình ảnh Kim Đồng đào giun chăn vịt, câu cá…tự nhiên đi vào lòng người đọc. Người đọc cùng vui với nhân vật khi cậu bé đánh lừa được lính tuần, nhưng cũng xót xa đau đớn khi cuộc chiến kéo dài, sự tàn khốc của chiến tranh và bom đạn thì chẳng chừa một ai, đã cướp mất tính mạng chú bé liên lạc Kim Đồng khi đang làm nhiệm vụ. Cái chết của em đã được hình tượng hóa. Nhà văn đã khơng để máu rơi trên những trang viết mà để độc giả thấy Kim Đồng nhòa đi trong sương mù, mọi thứ được chìm vào trí tưởng tượng của người đọc.

Cũng như Kim Đồng, A Dính cũng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, cái chết của em để lại bao tiếc nuối và ngưỡng mộ của nhiều thế hệ. Hình tượng A Dính thể hiện lịng yếu nước bộc lộ từ rất sớm. “ Chưa được 13 tuổi. nhưng A Dính hăng hái, xốc vác chẳng khác người lớn. A Dính năn nỉ xin lính cho anh được một chân canh gác như các anh” [ 53; 309]. Tuy tuổi đời

cịn nhỏ nhưng lịng u nước ln rực cháy trong em, khiến A Dính trở nên can đảm. Em khơng sợ hãi mà sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao. “ A Dính canh gác. Nghe tiếng nổ, A Dính ngoảnh lại sau núi có ngọn lửa bốc. Thoạt nhìn A Dính khơng hiểu. Nhưng chỉ một thống A Dính đốn có giặc lên cướp núi bên ấy. A Dính cẩn thận nhìn xuống chân núi một lần nữa, thấy

dốc và đường Tuần Giáo vẫn văng tanh. Lạ thật, giặc lên đường nào. Khi đó, khói cháy nhà bên kia cũng loang rộng. A Dính quả quyết chạy vào xóm. Qua mỗi xóm A Dính kêu to: Có thằng Tây! Có thằng tây” [ 53 ;310]. Việc

làm của A Dính đã báo cho các đồng chí Việt Minh biết lính canh xuất hiện. Lính vào làng bắt cả nhà em nhỏ. Lo lắng cho cả gia đình, nhớ mẹ, em mong tìm thấy mẹ để nói chuyện. Bọn lính đã rình bắt em sau khi vừa gặp mẹ. A Dính bị đưa về đồn, bọn lính đánh đập dã man, chúng dùng những hình phạt tàn khốc lên người em. A Dính kiên quyết khơng khai gì. Ý chí kiên cường bất khuất của em khiến bao người phải xúc động: “chúng đánh A Dính đến trưa, sang tận chiều. Đánh chán rồi hỏi. Nhưng A Dính chỉ nói một câu khơng biết. Đánh thê nào cũng chỉ nói thế. Một thằng độc ác cầm súng đập gãy một ống chân A Dính. A Dính cắn răng, nước mắt giàn giụa. Nhưng mặc cho bọn cho sói lồng lộn qt hỏi, A Dính khơng nói gì nữa” [53;345].

Đau đớn, bị đói, bị lạnh, bị khát nhưng em khơng hề kêu xin, A Dính nằm đói thoi thóp nhưng em vẫn cố gắng báo cho người qua lại biết túi tài liệu cất trong rừng, nhắn các anh lấy về.

Hành động cuối cùng đánh lừa bọn lính Pháp. Em giả vờ đưa chúng đến nơi có “việt minh” để chúng khiêng cáng em đi dạo, vòng quanh các ngọn đồi: với lòng dũng cảm, tinh thần thép A Dính khơng phản bội Việt Minh. Em bị giặc pháp treo trên cành đào và mãi mãi không bao giờ xuống. Hình tượng A Dính thật đáng trân trọng. Đó là một cậu bé căm thù giặc, u hịa bình. Hình tượng A Dính để lại trong lịng bạn nhỏ ngưỡng mộ về một anh hùng trẻ tuổi.

Kim Đồng và Vừ A Dinh là những điển hình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã trở thành hình tượng đẹp trong văn học. Tơ Hồi đã xây dựng thành cơng hai hình tượng Kim Đồng và Vừ A Dính với đầy đủ phẩm chất: thơng minh, dũng cảm, nhanh nhẹn, mưu trí... Các em mãi là niềm

tự hào của dân tộc và để lại trong lịng thế hệ trẻ hơm nay một niềm ngưỡng mộ sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)