Hành trình sáng tác đến với độc giả thiếu nhi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 28 - 32)

5. Những đóng góp của luận văn

1.4. Phong cách Tô Hoài từ góc nhìn tiểu sử

1.4.2. Hành trình sáng tác đến với độc giả thiếu nhi

Tô Hoài là một nhà văn giàu trải nghiệm thực tế từ cuộc sống Tô Hoài sớm thành công và có chỗ đứng cao trong nền Văn Học Việt Nam. Đề tài viết cho thiếu nhi luôn được ông coi trọng.

Tô Hoài sinh ra lớn lên ở Hà Nội, nơi làng quê nghèo có nghề thủ công truyền thống là dệt lụa và làm giấy, những đường thôn ngõ xóm, những căn nhà đơn sơ luôn vẳng ra tiếng khung cửi lách tách, những tàu reo, róc rách nước đêm khuya… Đó là môi trường sinh sống và trưởng thành của nhà văn. Ông đã chứng kiến cảnh quê nghèo từng ngày thay đổi, để Tô Hoài đưa đời sống thực vào những câu chuyện đời thường của ông. Tô Hoài vừa đi học, vừa đi làm, lại rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nhà văn sớm bị cuốn vào không khí sôi nổi của những năm tháng cả nước đấu tranh. Sau này Tô Hoài đã bộc bạch chân thành qua Tự truyện: “ thời kì ấy phong trào mặt

trận dân chủ Đông Dương rầm rộ lôi cuốn thanh niên giác ngộ, chính trị.

Làng quê nhỏ bé của tôi cũng sôi nổi trong cơn lốc cách mạng”. “Ngay trên

bãi nhãn mà năm trước tôi còn đi đào dế, năm nay tôi là thanh niên hăng hái dự những buổi họp Ái hữu thợ dệt và tham gia chống thuế, chồng đồn bãi nhãn bán lấy tiền cho hương lý chè chén… Sự trải biết của tuổi thơ và hành động đấu tranh của chúng tôi lúc ấy. Dế mèn, dế trũi đều được tôi phú cho

những đường nét tư tưởng xã hội của tôi, của thời đại tôi đương sống”.

Tô Hoài đến với truyện thiếu nhi rất tự nhiên, có thể gọi là tất yếu, dường như ông sinh ra để viết truyện trẻ em và viết cho trẻ em. Mọi mặt góc cạnh, nề nếp và truyền thống đều mang bóng hình tuyệt vời trong cổ tích. Nghe cổ tích, ngẫm cổ tích, thấy được và cắt nghĩa được căn cơ ta tồn tại, ta sinh sôi. Mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật hoang đường đến đâu đều thấm đượm ý nghĩa đời người, con người, nỗi niềm than thở bay ngàn vạn ước mong đều vẫn nảy nở từ trong tấm lòng nhân xá và đức tính hay làm cũng với nụ cười thật tươi. Truyện viết cho thiếu nhi mang phong cách viết của Tô Hoài. Đặc biệt đó còn là tình cảm, sự hiểu biết những trải nghiệm cuộc đời mình. Ông viết 3 bộ truyện Đảo Hoang (1980), Nỏ Thần (1982) và Nhà Chử (1985). Đây là tấm lòng tri ân đối với ông bà tổ tiên với người đi trước. Bộ truyện này cũng hướng tới gương mặt của dân tộc Việt Nam trong sâu xa của lịch sử: cải tạo thiên nhiên hoang dã, chống ngoại xâm ngoan cố, hiểm độc và khát khao một đời sống lao động ấm áp tình người.

Cách mạng tháng Tám thành công đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tư tưởng và sáng tác của Tô Hoài. Ông hòa mình vào hiện thực đời sống dân tộc, có mặt trên nhiều địa bàn, nhiều măt trận. Những năm tháng đi theo cách mạng và kháng chiến đã giúp Tô Hoài có một nhận thức mới, vốn sống mới vượt ra ngoài khuôn khổ vùng ngoại ô Hà Nội trước đây. Những sáng tác ở giai đoạn này cho thấy một Tô Hoài dấn thân vào hoạt

động. Trong những năm tháng theo bộ đội lên Tây Bắc, Tô Hoài đã thâm nhập thực tế vùng cao, làm cán bô địa phương, cùng ăn cùng ở với đồng bào, các dân tộc anh em. Tác giả viết: “ Ban ngày vác dao mang gùi ra rẫy, ra nương theo bà con, vưà làm việc, vừa nói chuyện tuyên truyền, tổ chức cơ sở. Đêm đêm dạy học chữ, kể truyện đời xưa đời nay, truyền bá văn minh khoa học tiến bộ hoặc quy tụ trẻ em dạy chúng hát, hoặc dệt vải sợi thô, học thổi kèn, múa vũ, học bắn ná, làm bẫy, đi săn với các thanh niên trong bản, cùng

các cụ già chuyện trò, uống rượu cần…” Tô Hoài phải tập ăn các món ăn

không quen, mặc quần áo bằng vải sợi thô, nói tiếng dân tộc. Từ cách ăn uống, từ thói quen, từ nếp suy nghĩ, từ phong tục tập quán cho đến tâm hồn của đồng bào dân tộc ít người đều như thấm hẳn vào Tô Hoài. (Tô Hoài - về

tác giả và tác phẩm, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội - 2003 ). Chính vì thế mà

Tô Hoài đã viết được những trang đặc sắc trong “truyện Tây Bắc”, “Tào

Lường”, “Miền Tây” và những tác phẩm viết về tấm gương tiêu biểu của tuổi

trẻ vùng cao.

Là người Hà Nội nên Tô Hoài rất am hiểu Hà Nội. Nhìn vào những sáng tác viết về Hà Nội của ông, ta thấy Tô Hoài hiện ra như là pho từ điển sống về Hà Nội ở phương diện tái hiện Hà Nội thời pháp thuộc, Hà Nội những năm tháng sục sôi trước và sau cách mạng, Hà Nội khi hòa bình lập lại. Ngoài vốn sống trực tiếp ông còn tích lũy qua sách báo, chịu khó quan sát ghi chép rất tỉ mỉ về những gì diễn ra hàng ngày như giá cả, mốt quần áo, bài hát, trò chơi, tiếng lóng… ông còn tham gia làm đại biểu tổ dân phố, tìm hiểu về đời sống suy nghĩ, tình cảm của người dân bình thường… đây cũng chính là những trải nghiệm, là cách thâm nhập quen thuộc của nhà văn. Ngoài ra, những chuyến đi công tác nước ngoài còn giúp ông tích lũy thêm kiến thức vốn sống để đưa vào sáng tác của mình.

Với hơn 65 năm bền bỉ lao động nghệ thuật Tô Hoài bao giờ cũng vậy, trước sau như một ông luôn tự vuợt mình, cái sau bao giờ cũng tìm ra cái khác trước. Không ồn ào, nhà văn âm thầm lặng lẽ đổi mới một cách hiệu quả và có tính thuyết phục cao. “ gừng càng già càng cay” là như vậy. Ở cả hai thời kì trước sau cách mạng tháng 8 ông đều có mặt: Giai đoạn trước ông là một cây bút hiện thực có giá tri, có bản sắc, sau cách mạng, ông là một nhà văn dung dị, đời thuòng. Các tác phẩm của ông đã phản ánh được nhiều sự kiện dân tộc. “ Nếu đóng góp của một nhà văn vào nền văn học vào đời sống tinh thần cộng đồng là ở phong cách, ở khối lượng và chất lượng tác phẩm thì có thể nói Tô Hoài là một trong những đời văn đẹp nhất của văn học Việt Nam

đương đại” [ 45; 206]

Tiểu kết

Phong cách nghệ thuật Tô Hoài hình thành trong quá trình sáng tác. Phong cách nghệ thuật không chỉ là sự tổng hợp những yếu tố hiển thị trên văn bản tác phẩm mà còn bắt nguồn tiềm ẩn từ trong cấu trúc tâm - sinh lý nhà văn. Phong cách Tô Hoài bị quy định bởi những yếu tố từ hoàn cảnh xuất thân, môi trường sống và hoạt động xã hội của nhà văn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tiểu sử, nghề nghiệp mưu sinh, lịch trình sáng tác của nhà văn như chúng tôi tiến hành ở phần trên là việc làm cần thiết.

Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong truyện viết cho thiếu nhi được bộc lộ qua nhiều yếu tố, từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, từ thế giới hình tượng đến hàng loạt các yếu tố thi pháp. Có bao nhiêu yếu tố nội dung và thi pháp thì có ngần ấy yếu tố biểu hiện phong cách đặc thù của nhà văn. Tuy vậy phong cách không bộc lộ đồng đều, bình quân trong mọi yếu tố. Có những yếu tố bộc lộ nổi trội, rõ rệt, có những yếu tố chỉ thể hiện nhạt nhòa. Do vậy chúng tôi cố gắng tìm những yếu tố cơ bản, bộc lộ rõ rệt nhất phong cách nhà

nằm trong thế giới nghệ thuật đặc thù của nhà văn) và các yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật ( như người kể chuyện và ngôn ngữ truyện thiếu nhi) mà chúng tôi sẽ trình bày trong hai chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2.

PHONG CÁCH TÔ HOÀI TỪ GÓC NHÌN “THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT”

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Trong các bài viết Về khái niệm phong cách cá nhân của nhà văn (Tạp chí Văn học số 1/1997), Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách (Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 5/2006) nhà nghiên cứu văn học Tôn Thảo Miên đã khái quát các vấn đề thuộc phạm trù nghiên cứu của phong cách như: phong cách thời đại, cá tính sáng tạo của nhà văn, thế giới quan và tài năng, vấn đề bút pháp, vấn đề ngôn ngữ... Và cuối cùng tác giả kết luận: "Phong cách là sự thống nhất trọn vẹn của nội dung và hình thức, nó tạo nên nét riêng độc đáo của mỗi tác phẩm, đồng thời cũng là nét riêng để phân biệt tác giả này với tác giả khác, thời đại này với thời đại khác.". Nếu như phong cách được hiểu như là “nét riêng độc đáo”, là “nét khu biệt” thì nét đó bộc lộ rõ nhất trong thế giới nghệ thuật mà nhà văn kiến tạo. Trong truyện ngắn, tiểu thuyết và các thể văn xuôi tự sự nói chung, nét phong cách của nhà văn bộc lộ qua cách lựa chọn đề tài, phạm vi hiện thực mà nhà văn yêu thích, mô tả, đặc biệt là bộc lộ qua hệ thống nhân vật mà nhà văn xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)