5. Những đóng góp của luận văn
2.2. Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài
2.2.4. Nhân vật – siêu nhân, siêu nhiên
Trẻ em thường tin vào những phép màu của ông bụt bà tiên, những phép màu luôn hấp dẫn các em. Và các em cũng luôn tin tưởng phép màu lạ luôn bảo vệ người tốt và kẻ xấu sẽ bị trừng phạt. Nhân vật siêu nhiên lúc ẩn lúc hiện đưa trí tưởng tượng các em bay cao với niềm mơ ước.
Truyện về nhân vật siêu nhiên của Tơ Hồi là truyện được ơng viết lại dựa trên cốt truyện cổ tích. Truyện “tích xưa kể lại” của Tơ Hồi rất phong phú, ông xây dựng hình tượng nhân vật với dáng vẻ hấp dẫn, sức mạnh siêu phàm: Truyện có hình tượng siêu nhân siêu nhiên thường kể lại cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ thời xưa. Nhân vật ở đây mang vẻ đẹp chuẩn mực truyền thống. Trong Chuyện nỏ thần “ Vua Thục cao lớn, cằm bành râu
quai nón rậm kín nửa mặt. Vua mặc tấm áo chồng khơng dài, phanh ngực, hai ống tay xắn lên tận khuỷu. Lăn khăn chàm mới cịn sạm màu óng ánh
xanh lơ chít lẫn với mớ tóc dài” [ 49, 120]. Tướng Cao lỗ “ mình cao chín thước, búi tóc ngược, diện mạo cương nghị [ 49, 120]. Xây dựng nhân vật từ
trong truyền thuyết Tơ Hồi khắc họa vẻ đẹp mạnh và uy lực kì vĩ của người xưa. “ Đó là vẻ đẹp thể chất với năng lực tự nhiên được phát huy và đề cao
con người gan góc, dũng cảm, vật lộn với thiên nhiên dữ dằn để sinh sống và tồn tại với thiên nhiên” [ 14, 125]. Trong truyền thuyết Quả dưa đỏ, dưa đỏ
là vật trời cho rơi tự nhiên và mọc thần kì trên đảo hoang đã nuôi sống Mai An Tiêm trên Đảo hoang. An Tiêm hiện lên sừng sững, mang vẻ đẹp cường tráng và ý chí mãnh liệt của người lao động. Dưa đỏ xuất hiện như phần thưởng dành cho người có cơng khai phá mảnh đất. Nhìn lại hai nhân vật An Tiêm ( Đảo Hoang) và Chử ( Nhà Chử) ta thấy hình thượng nhân vật hồn
tồn mang tính sáng tạo của nhà văn: Vai nổi, Lưng to bè như cánh phản, Cánh tay như trăn núc, chân tay chạm vằn vèo hình thủy quái cả trên những bắp vế quẵn chão... nhân vật trở thành lí tưởng về vẻ đẹp trí tuệ và hình thể. Nhân vật Nàng Hoa ( Đảo Hoang), nàng Dong ( Nhà Chử), Mỵ Châu ( Nỏ Thần)...là những người con gái đẹp dịu dàng đằm thắm, nết na và chung thủy.
Họ là chuẩn mực của cái đẹp. “ Các nhân vật cổ tích hiện lên chân thực, như
bước ra từ cuộc sống quanh ta. Yếu tố thần kì trong cổ tích hiện đại khơng giữ vai trị chủ đạo để tạo ra những nhân vật siêu phàm, nó chỉ góp phần tạo thêm sức mạnh tạo thêm niềm tin, ý chí, nghị lực và lịng dũng cảm cho nhân vật” [ 14, 125]. Số lượng tác phẩm viết của Tơ Hồi chủ yếu dựa vào truyền
thuyết, lối sống dân tộc để khắc họa vẻ đẹp nhân vật. Lê Lợi ( Sự tích Hồ gƣơm), Lí Ơng Trọng ( Lí Ơng Trọng), Yết Kiêu ( Yết Kiêu)... tất cả đều là
hình tượng sáng ngời trong văn học. Vẻ đẹp đó thêm lần nữa khắc họa vào trang viết của Tơ Hồi, làm nên sự gần gũi đối với đọc giả nhỏ tuổi.
Hành động của nhân vật siêu nhân thường được miêu tả bằng bút pháp phóng đại và lí tưởng hóa. Những suy nghĩ và hành động tạo nên tính cách
riêng cho mỗi nhân vật, đồng thời cũng làm câu chuyện trở nên phong phú. Trong Đảo Hoang, nhân vật Mai An Tiêm lang thang kiếm ăn ngoài ven biển chịu nhiều thử thách. Chân lý của Mai An Tiêm là “trong cái chết mà khơng
chết, thì cái sống phải mạnh” [ 43, 60]. Mấy chục năm bị đầy ải nhưng Mai
An Tiêm vẫn luôn tin vào sức mạnh của con người. An Tiêm bắt núi đá, rừng rậm, thú dữ phải thuần phục. Phan Cư Đệ đánh giá: “An Tiêm có một ý chí
mãnh liệt, một nghị lực phi thường và một niềm tin sắt đá vào sức mạnh con người” [7, 494]. Đấu tranh với chính mình để giành lại sự sống mới là điều
khó, An Tiêm ln tin vào sức mạnh con người, ln tin vào chính mình,chiến thắng nỗi sợ hãi của chính bản thân để có thể tồn tại.
Trong nhà Chử, hành động của Chử là “Chử có thể rút dao lưng ra đâm thẳng đầu cuả thuồng luồng, cá sấu như bố cháu, một hòn đá, ném vào tận họng con thuồng luồng. Thuồng luồng cứ hoắc mồm ra chìm xuống”
[51, 106]. Chử là nhân vật có lí tưởng sống rõ ràng. Các nhân vật cổ tích của Tơ Hồi ở đây đều chịu đau khổ, vất vả, chịu nhiều lo toan trăn trở. Người mồ côi, kẻ nghèo nàn, cuộc sống của họ thường xuyên đối mặt với cái đói, cái rét, sự hung dữ của rừng sâu và biển cả. Hành động của họ không đơn thuần gắn liền với bản năng, mà có sự chỉ huy của lí trí và tình cảm. Điểm mới mẻ trong truyện viết lại của Tơ Hồi là: “ tác giả chú ý nhiều tới việc mơ tả, phân tích tình huống, những diễn biến của nội tâm, tính cách nhân vật. Nếu cổ tích dân gian mang tính ước lệ, đại diện cho một tầng lớp giai cấp thì trong cổ tích hiện đại, nhân vật được khắc họa là một cá thể”.
Đọc tích xưa kể lại của Tơ Hồi người đọc khâm phục và thương cảm cho số phận con người. Qua hình tượng nhân vật, nhà văn muốn khơi gợi trong các em lối sống mạnh mẽ, giàu nghị lục, biết vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt là ln tin vào chính bản thân mình.