Hình tượng thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 51 - 56)

5. Những đóng góp của luận văn

2.2. Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài

2.2.3. Hình tượng thiên nhiên

Thiên nhiên trong các tác phẩm của Tơ Hồi ln kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn. Khi miêu tả thiên nhiên nhà văn thể hiện phong phú những cảm xúc đằm thắm phù hợp với từng tâm trạng. Truyện viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi, hình tượng thiên nhiên cũng xuất hiện khá nhiều và mang đậm phong cách Tơ Hồi. Đối với trẻ thơ thiên nhiên thật gần gũi, quen thuộc tất cả đều có linh hồn. Nắm bắt được tâm lí ấy, ơng đã thổi vào các hiện tượng thiên nhiên sự sống động, biến thiên nhiên tưởng chừng như vơ tri vơ giác trở nên có hồn. Trong tác phẩm viết về thiên nhiên của Tơ Hồi ơng thường đề cập đến: suối, trăng, đá, các loài vây...đây là những hiện tượng gần gũi với các em mỗi ngày, đã trở thành người bạn thân thiết của các em. Tìm hiểu về thiên nhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi chia thành:

- Hình tượng trăng - Hình tượng đá - Hình tượng cây

Hình tượng Trăng trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi là vẻ đẹp yên ả, thanh bình, gần gũi với trẻ thơ. Trăng đã thành hình ảnh khá nổi bật và xuất hiện nhiều trong truyện của ông. Trăng tiêu biểu được cho ánh sáng thanh bình ở các miền quê. Trăng soi mỗi bước chân em. Trong “Con mèo lười” Trăng như nhắc nhở các em tính siêng năng, khơng xa ở tít chân trời mà sà ngay trên mặt đất. Trăng vui đùa với các em. Trăng vơ hình mà như hữu hình, thân quen và gần gũi với tuổi thơ của mỗi bạn nhỏ. Trăng nói như hát: “ các em cứ đi, vừa đi vừa hát cho thật vui. Ông Giăng sẽ xuống thật gần, soi đường, thật sáng cho các em đi lên đến tận nương” [ 50, 273]

Niềm vui dưới ánh trăng gắn liền với các bạn nhỏ. Trăng hiền lành, dịu dàng luôn quan tâm tới tất cả mọi người. Bạn nhỏ nào cũng có cảm giác như trăng đang hướng về mình. “ Tiếng đồng quê thanh bình tưng bừng nổi lên.

Tất cả bọn trẻ dắt nhau, vừa đi vừa nhảy múa, vừa hát quanh một vòng rồi đi dần vào chân núi. Tiếng hát chan hịa. Ánh trăng lung linh. Ơng Giăng cũng rún rảy. Cây núi rung rinh rập rờn. Tiếng hát đi xa, dắt cả ông Giăng đi theo” [ 50, 174]. Cảnh vật chuyển mình theo ánh trăng. Các bạn nhỏ vui đùa

nhảy múa cùng ánh trăng. Trăng đẹp lung linh cũng hòa theo tiếng hát. Trăng như người mẹ hiền dịu dàng cùng các bạn nhỏ vui đùa vào mỗi tối. Trăng là người bạn tri kỉ cùng các em sống trong tuổi thơ êm đềm và thanh bình. Trăng thân thiết, gần gũi lắm. Vui đùa dưới ánh trăng các bạn nhỏ sẽ có thêm nhiều kỉ niệm đẹp đáng nhớ của tuổi thơ. Ngày nay xã hội phát triển hiện đại hơn, con người dường như cũng quên đi việc chơi cùng trăng, ngắm trăng vào mỗi buổi tối mùa hè. Khi đọc câu chuyện người lớn chúng ta được trở về kỉ niệm thời thơ ấu. Các bạn nhỏ thành phố ít được ngắm trăng, cũng ao ước được về quê với con đường làng cùng lũ trẻ nô đùa dưới ánh trăng. Trăng trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của mỗi người. Trong “ Người đi săn

và con nai”. Trăng trở thành tiếng nói lương tri, trăng dõi theo hành động của

người thợ săn trong rừng. Trăng bầu bạn và soi đường cho người thợ săn. “

Trăng nhìn người đi săn lẳng lặng lội qua suối, bước trên những tảng đá ngậm nước khơng nói gì. Về đến đầu xóm ngẩng lên. Vầng trăng đã ngả xuống mái nhà. Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười”. [ 42, 223]. Trăng

được Tơ Hồi nhân hóa có tính cách, có suy nghĩ như con người. Trăng u chuộng bình n và ln bao bọc cuộc sống của vạn vật.

Trăng trong “ Gấu ăn trăng, cành cạch chơi trăng” tác giả tả về trăng

đơn thuần, trăng của thiên nhiên, trăng không đậm nét như “ Con mèo lười”

và “ Người đi săn và con nai” có trong văn học hình tượng trăng được nhiều nghệ sĩ nói đến. Đối với Tơ Hoài trăng viết cho thiếu nhi gần gũi và giản dị lắm. Nhưng lại mang tính giáo dục. Trăng trong truyện viết cho thiếu nhi đã góp phần làm đẹp tâm hồn các em.

Hình tượng Đá từ núi rừng Việt Bắc, địa điểm gắn liền với phong trào cách mạng. Hình tượng Đá trở thành biểu tượng cho tính cách kiên trung, bền bỉ, sâu nặng nghĩa tình: “miêu tả thiên nhiên cũng là thể hiện một tình yêu sâu

nặng, sự gắn bó máu thịt với đất đai, quê hương và cách mạng. Từ những trang văn miêu tả sự hấp dẫn của thiên nhiên, nhà văn dạy các em lòng yêu đời, yêu cách mạng,lòng căm thù giặc và trên hết là lòng yêu quê hương đất nước” [ 14, 77]. Những tảng đá cũng có linh hồn chứ khơng phải vô tri vô

giác. Tơ Hồi đã thổi những cảm xúc tâm hồn vào những tảng đá Việt Bắc. Đá sống cùng Bác Hồ, những viên đá là nơi nghỉ ngơi trong hang của Bác, là bàn ghế Bác ngồi khi đọc sách, viết tài liệu: Hình ảnh đó trở nên gần gũi,ấm áp. Tơ Hồi đã thổi sự sống và tâm hồn vào những tảng đá “mỗi tảng đá đều có một tâm sự. Cứ trông vào những nét vân khác nhau và màu đá thì biết. Con người khơng giao tiếp với ai, khơng có tâm sự, khơng có hoạt động gì đáng kể. Những hịn đá biết việc làm ích lợi, đá có hoạt động đấy. Đá san hơ trên mặt biển từ lúc sinh ra những hòn đá mới. Nước nhũ trong hang đá. Đá có đời sống của đá” [51, 11]. Đá cũng có tâm hồn. Đá thấu hiểu nỗi lòng

người làm cách mạng, thấu hiểu những trăn trở hằng đêm của Bác. Đá theo dấu chân người chiến sĩ ra trận. “ những tảng đá ven đường bỗng thảnh thơi, sáng hẳn như vui lên trong nắng sớm” [ 48, 41]. Chiến tranh khắc nghiệt và

tàn khốc. Đá không đơn thuần là nơi nghỉ chân của các chiến sĩ. Đá cũng tham gia vào cuộc kháng chiến và chứng kiến lòng dũng cảm của các chiến sĩ,

“ những triền đá chúng tôi ở Việt Bắc đã được chứng kiến biết bao chuyện

dũng cảm và mưu trí của người cách mạng” [48, 14]. “Đá là những người

bạn. Tâm hồn đá hịa cùng với ý chí con người. Hốc đá cơng sự đã giúp nhiều chiến sĩ đanh giặc. Đá chúng tôi cũng là chiến sĩ, chúng tôi đã mang trên mình những vết thương vì đất nước” [ 48, 14] Tơ Hồi thật khéo léo khi đã

quen. Đâu cũng nơ nức trong gió cuốn, những hạt cát bốc reo hát: “có chúng

tơi, có chúng tơi” [ 48, 15].

Hình tượng Đá đẹp đẽ hơn khi góp sức xây lăng Bác Hồ. “ chúng tơi vinh dự sắp được về làm đẹp lăng Bác Hồ. Cách mạng cũng đá núi chúng tôi đã bao lâu thân thiết. Bây giờ chúng tôi lại được đông hơn nữa, nhiều hơn nữa, về ở nơi Bác Hồ, bảo vệ cách mạng” [48, 15]. Vẻ đẹp của đá hiện ra

phong phú, hình ảnh đá sống động vinh dự góp phần xây dựng lăng Bác. Mỗi sắc đá một vẻ. Đá thềm vân hoa nở đếm bước chân, Đá cẩm thạch trên tường phòng khách lượn mây thanh thản, tĩnh mặc, Vân đá xôn xao, trăm đường khác nhau cả trăm” [48, 27].

Hình tượng Đá trong truyện của Tơ Hồi thật đẹp và ấn tượng. Hành động việc làm của đá mang nhiều ý nghĩa. Qua hình tượng đá trong truyện của Tơ Hồi, các em nhỏ thêm hiểu biết về giá trị phẩm chất tốt đẹp là nền tảng khi xây dựng cuộc đời.

Hình tượng Cây cũng xuất hiện rất nhiều trong truyện của Tơ Hồi “thiên

nhiên thơ mộng và hào phóng quây quần trong cuộc sống của trẻ em – những đứa trẻ thông minh, tinh nhạy và khát vọng khám phá mọi sự bí hiểm của thiên nhiên, khơng phải để chế ngự và khai thác thiên nhiên mà để bảo tồn và thưởng thức những vẻ đẹp kì diệu của tạo hóa” [ 37, 86]. Tơ Hồi đã có ý thức sâu sắc

về chức năng giáo dục của văn học. Thơng qua các câu chuyện vui tươi, dí dỏm của mình, ơng muốn giúp thế hệ độc giả nhỏ tuổi hiểu được rằng mình đang có một thiên nhiên vô giá. Con người cần phải bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ cây cối là bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Nhà thơ Phạm Hổ khi viết về cây thường dùng mùi vị từng lồi cây để nói lên đặc tính của cây. Tơ Hồi cũng vậy. Cuộc sống của cây trở nên sinh động gần gũi với các em. Cây có hơi thở, có tiếng nói, cây có nỗi buồn, có tâm trạng. Hình tượng cây trong truyện viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi dũng cảm, tinh tế. Lời của tác giả như lời của cây muốn nhắn nhủ

đến người đọc: “ đừng nhìn cây một cách lạnh lùng” [ 44, 53]. Tơ Hồi thấu

hiểu tâm trạng của cây: “ đã ai thấy cây khóc bao giờ chưa. Cây biết khóc đấy,

chẳng tin, hơm nào bạn ra hồ Gươm, tìm cây sung hay cây sanh. Các bạn sẽ trố mắt ra” [ 44, 99] ( Cánh đồng n vui). Cây khóc vì chứng kiến nhiều điều

ngang trái, chứng kiến nỗi đau của con người. Cây cũng mong muốn cuộc sống bình yên, cây muốn nhìn thấy nụ cười rạng ngời hạnh phúc trên khuôn mặt mỗi người. Hình tượng cây giản dị, trong sáng: “ cây tràm rưng rưng” [ 44, 22] ( Ngƣời đi săn và con nai). Nhà văn đã nhân cách hóa cây vơ tri vơ rác trở nên

biết khóc, biết suy nghĩ như con người. Điểm đặc biệt trong phong cách Tơ Hồi là sử dụng biện pháp nhân hóa vừa nhẹ nhàng tinh tế lại dí dỏm.

Tơ Hồi viết về loài cây gỗ quý Phương Nam, Cây Xà Nu trong truyện

“ Lăng Bác Hồ”: loài cây dũng cảm, kiên cường, hiên ngang bất khuất như

tảng đá Việt Bắc. Lời tâm sự của cây chua xót, căm hờn: “ Rừng Xà Nu tơi cưng đã sống sót như thế. Tuy nhiên, nhiều bạn tơi đã ngã hẳn. Tơi xót xa, nhìn quanh tan hoang, chơ vơ những thân cây chết đứng”. “ giặc mỹ thật ác độc” [ 44, 50]. Lời tâm sự chua xót của cây khi phải chứng kiến sự tàn phá

của chiến tranh. Sau mỗi trận chiến người hi sinh, rừng thì bị tàn phá. Cây lo lắng cho sự sống của con người “ tơi khơng biết các anh cịn sống hay đã hi sinh” [ 44, 51]. Cây bộc bạch tâm trạng nỗi nhớ người bạn tri kỉ. Hình tượng

cây trong truyện Tơ Hồi là hình ảnh về tình u. Dưới ngòi bút tinh tế của Tơ Hồi. “ cái cây biết nhìn, biết nghe, biết chữ, biết nghĩ và xúc động và nhớ

lâu, rất lâu. Những cái cây chỉ thiếu sót là khơng biết nói” [ 44, 52]. “ cây có tuổi, cây nhớ tuổi chúng khơng cập dập như người hay qn hay nói nhầm tuổi mình đâu” [44, 53]. Cây trân trọng những khoảnh khắc thời gian. Cuộc

sống vô giá nên phải làm điều có ý nghĩa. “ tơi rời q hương mang đi trong

mình cả những mảnh đạn, mảnh bom của giặc Mĩ. Những kỉ niệm kì qi ấy khiến tơi phải suy nghĩ sâu xa về cuộc đời và sự sống. Có từng trải mới biết

quý từng giây phút thời gian [ 44, 57]. Cây mở lịng mình tâm sự về những

trải nghiệm những điều mắt thấy tai nghe. “ tôi vẫn hiên ngang Bác ạ, một cái

cây, một túm cỏ ở Miền Nam bây giờ cũng mang vết thương chiến tranh trên mình như tơi” [ 44, 74]. Cây trằn trọc, tâm trí đè nặng bởi nỗi lo trở thành kẻ

vô dụng. Khi sợ miếng đạn khiến cây bị loại không sử dụng làm cửa lăng Bác, nhưng khi biết tin “tôi mừng đến nghẹn ngào. Tưởng như đương trở lại những mùa xuân trước. Nghe rõ hơi nước nguồn ấm áp hút vào rễ, rạo rực ngược thân mình, chan hịa lên từng chiếc đi lá. Tơi biết niềm vui, nỗi lo của tôi cũng là khát vọng và sự chờ đợi của tất cả rừng cây miền Nam” [ 44,

74]. Hình tượng cây đẹp và trong sáng. Cuộc đời cây giản dị, đáng nhớ vô cùng. Tơ Hồi đã tạo được hình tượng đẹp đẽ, gieo vào tâm hồn trẻ thơ những cảm xúc chân thành. Các em biết yêu quý mọi vật xung quanh, biết trân trọng những gì mình đang có và quan trọng hơn là các em biết hồn thiện bản thân để sống những cuộc đời có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)