Truyện loài vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 34 - 36)

5. Những đóng góp của luận văn

2.1 Loại truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài

2.1.2 Truyện loài vật

Truyện loài vật của Tô Hoài là loại truyện viết về thế giới tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng. Dưới ngòi bút tài hoa của mình, nhà văn đưa những con vật đi vào trang viết rất tự nhiên. Ông không phân biệt loài xấu - loài đẹp. Tất cả đều bình đẳng, bình quyền, đều dễ xuất hiện trong tác phẩm của ông. Đọc truyện loài vật của Tô Hoài người đọc hiểu rằng qua hình thức ngụ ngôn này, ông muốn nói đến cuộc sống của con người. Tô Hoài viết về những con vật gần gũi với con người như chó mèo, chuột, bọ ngựa, dế mèn, dế trũi, xén tóc. Có thể thấy khi những con vật đi vào tranh sách, luôn tạo nên sự liên hệ

gần gũi giữa loài vật với thế giới con người. Ngòi bút miêu tả của Tô Hoài thật tài tình và hiếm thấy. Cái khó của viết truyện đồng thoại là sự kết hợp giũa hiện thực và mơ tưởng. Tô Hoài viết về loài vật, ông đã tả đúng đặc tính – hình dáng – tính cách của từng loài vật. Sau đó ông gắn tính cách của con người sang cho con vật một cách phù hợp với đặc điểm của chúng. Sự khéo léo của nhà văn đã khỏa lấp những chi tiết cứng nhắc, giúp độc giả nhỏ tuổi có dịp lạc vào thế giới loài vật phong phú, sinh động và chân thực bằng biện pháp nhân hóa tài hoa.

Trong truyện Dế mèn phiêu lưu kí một thế giới côn trùng hiện lên sinh động với nhiều tính cách khác nhau. Chú Dế Mèn thích khoe mẽ, hiếu thắng, thiếu khiêm tốn, còn Dế Choắt nhút nhát, Dế Trũi chân thành, Kiến Chúa

siêng năng, Cào Cào đỏm dáng, Bồ nông cố chấp, Nhện ranh mãnh… cũng

với ếch Cốm kém cỏi, Bọ ngựa tầm thường đã làm nên thế giới loài vật sinh

động và hấp dẫn.

Trong truyện viết về loài vật, Tô Hoài viết nhiều về mối quan hệ giữa Mèo và Chuột. Nào là chuột nhắt, chuột cống, chuột đồng, chuột bạch… với những ngõ ngách mà chúng thường xuyên sinh sống. Trong các tác phẩm O

chuột, Chuột thành phố, Đám cưới chuột, Truyện gã chuột bạch. Cuộc sống

loài chuột với những cuộc đấu tranh sinh tồn. Giống Mèo cũng xuất hiện trong tác phẩm với đầy đủ tính năng trời cho của nó. Mèo đáng yêu – hay ngạc nhiên, mèo mũi đỏ lười biếng – quen ngủ ngày, gã Mèo Mướp cáu kỉnh thích vờm chuột, thích hù dọa những conc chuột nhắt. Bên cạnh đó, chó cũng là con vật rất trung thành của con người, được khen ngợi về sự thông minh và nhanh nhẹn như trong hai truyện: Vện ơi là Vện, Đực.

Trong truyện Tuổi trẻ, Đôi gi đá, Ghi chép một ngày, Mụ Ngan, Một

cuộc bể dâu…tác giả đã miêu tả những con vật sống gần gũi với cuộc sống

ngan, ngỗng, vịt… Những con vật với đặc điểm về loài vật của chúng làm nên một xã hội thu nhỏ trong mảnh vườn quen thuộc của con người. Loài vật trong truyện của Tô Hoài đều có nét ngây ngô, đáng yêu của các cô bé, cậu bé luôn thích khám phá những điều mới lạ. Những loài chim bay trên trời cao, loài cá dưới nước, những con thú trong cánh rừng xa xôi… tất cả đều được Tô Hoài quan sát, miêu tả tỉ mỉ trên những trang viết sinh động. Tính cách loài vật đi vào trong truyện thường gắn với tính cách của trẻ em. Dù thói quen tốt hay thói quen xấu đều được tác giả lồng vào những bài học nhẹ nhàng mang tính giáo dục cao. Tô Hoài là nhà văn của trẻ thơ, nên ông thấu hiểu tinh tế những tình cảm, sở thích của các em. Viết truyện loài vật, với cách viết dí dỏm, thông minh, kết hợp biện pháp nhân hóa tài tình, nhà văn đã làm con vật trở thành hình tượng đẹp đẽ trong tâm hồn các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)