Truyện về quê hương đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 36 - 39)

5. Những đóng góp của luận văn

2.1 Loại truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài

2.1.3 Truyện về quê hương đất nước

Truyện viết về quê hương đất nước của Tô Hoài thể hiện qua nhiều chủ đề phong phú: viết về giáo dục đạo đức, về thiếu nhi làm giao liên, về xây dựng miền Bắc, về tết Trung thu, về mùa xuân… Tác giả bộc lộ sâu sắc tình yêu quê hương đất nước của mình. Nội dung của các tác phẩm đề tài này đều ngợi ca vẻ đẹp con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bằng những hiểu biết tích lũy qua thực tế, nhà văn đã mang kiến thức lịch sử, phong tục, văn hóa, cách ứng xử vào mỗi trang văn cho các em.

Trong những tác phẩm xuất sắc nói về thiếu niên đi làm giao liên trong cuộc kháng chiến chống Pháp chúng ta thấy tác giả có Vừ A Dính, Kim Đồng,

Páo và Sua, Hoa Sơn. Đây là những nhân vật góp phần làm nên trang sử vàng

của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tô Hoài tìm về những rẻo vùng cao phía Bắc, gặp gỡ những người từng sống trong thời bom đạn, khai thác các câu chuyện kể, các sự kiện có thật. Ông xây dựng các nhân vật bằng

ngòi bút sắc sảo của mình. Hình tượng Vừ A Dính, Kim Đồng, Hoa Sơn, Páo và Soa hiện lên đẹp đẽ sáng ngời trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, Tô Hoài đã khắc họa những thay đổi trong thời kì đầu hòa bình qua nhiều chi tiết đời thường. Ông lấy đối tượng là các em nhỏ lúc nào cũng ngây thơ, hiếu động, nhưng lòng đầy khát vọng, ước mơ. Người dân miền Bắc Việt Nam từng bước xây dựng những viên gạch đầu tiên và họ đã có những thành quả đáng tự hào. Truyện Ò..ó..o

không đơn giản chỉ là tiếng gà gáy nơi thôn xóm mà điều tác giả muốn nói là niềm vui của cậu bé đứng ngắm ánh điện đang sáng rực cả ngôi làng. Truyện

Hai ông cháu và đàn trâu ca ngợi công trình thủy lợi về làng, mang theo niềm

vui của cậu bé và các bác nông dân. Truyện Lỗ tường hổng, xúc động bởi chi tiết quá khứ. Trong Cánh đồng làng, tình yêu dành cho quê hương thể hiện qua bài văn của cậu bé đạt điểm cao. Em siêng năng dậy sớm, thích thú quan sát cánh đồng làng vào mỗi sáng tinh mơ. Sự thay đổi hàng ngày trên mảnh đất bé sinh ra đã làm nên cảm xúc trong tâm hồn bé. Là nhà văn của trẻ em, yêu trẻ em và hiểu tâm lý trẻ em, ông đã viết về niềm vui của trẻ em trong ngày lễ tết của dân tộc. Đó là những nét đẹp của văn hóa cổ truyền như tết trung thu trong truyện Bày cỗ rằm. Thiên nhiên cũng là chủ đề mà nhà văn Tô Hoài viết nhiều. Có thể thấy niềm tự hào, yêu quê hương đất nước Việt, được ông gửi gắm vào những trang văn.

Truyện về quê hương đất nước của Tô Hoài rất phong phú về chủ đề. Ông đề cập đến nhiều chi tiết trong cuộc sống làm nổi bật lên tình yêu quê hương đất nước. Đây là ưu điểm lớn của nhà văn. Qua mỗi tác phẩm đã khơi dậy cho các em những hiểu biết về quá khứ, lòng nhân ái của con người, niềm tin ở con người với nhau. Thể tài truyện đất nước – quê hương của nhà văn đã góp phần giúp các độc giả nhỏ tuổi hoàn thiện nhân cách, trau dồi tri thức trở thành người có ích cho xã hội sau này.

2.1.4. Truyện viết lại

Văn học viết dành cho thiếu nhi, có một thể loại tưởng là cũ, nhưng lại mới. Theo Tô Hoài đó là truyện “ tích xưa kể lại”. Có thể thấy đây là thể loại vừa dễ, vừa khó. Dễ vì cốt truyện đã có sẵn trong dân gian, không cần phải tìm đề tài, nhân vật. Khó là bởi khi viết truyện, bên cạnh việc nhà văn làm mới tác phẩm theo lời kể truyền miệng của dân gian mà vẫn phải giữ nguyên được cốt truyện. Đây là một thách thức không hề đơn giản với những ai yêu thích thể loại này. Tô Hoài đã dày công tìm kiếm ngược xuôi, sưu tầm những câu truyện cổ tích hay. Trong kho tàng truyện “tích xưa kể lại”, nhân vật xuất hiện từ truyền thuyết, từ trí tưởng tượng, từ các mốc son lịch sử dân tộc. Truyện cổ dân tộc kinh có:

Chuyện nỏ thần, Nhà Chủ, Đảo Hoang, Các tướng tài của Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Lý Ông Trọng, Vua Heo, Người hóa dế, Tra tấn hòn đá, Đồng tiền Vạn

Lịch… Dân tộc Chăm có: Hòn vợ hòn chồng… Dân tộc Mường có: Chuyện

Cuội… Dân tộc Hà Nhì có : Rùa và Hươu… Dân tộc Nùng có: Kho báu trên núi

phia Mạ… Dân tộc Mông có: Nhìa Lừ đi tìm bố mẹ, Hổ và Gấu đi cày, Voi biết

bay…Dân tộc Tày có: Ai là chúa muôn loài, Hồ Ba Bể, Ơn bố mẹ, Hai anh em…

Dân tộc Xê Đăng có: Nàng tên gạo, Nàng Ren Đắc… Dân tộc Mạ có: Chúa đất

xứ Blao, Làm ác phải tội, Con cua đá, Con hươu sao, Sự tích Đam Bri… Sự

phong phú trong kho tàng truyện “ tích xưa kể lại” của Tô Hoài đã mang đến cho các em những am hiểu về nguồn gốc, phong tục tập quán của nhiều các dân tộc khác nhau trên đất nước Việt Nam. Xu hướng mượn truyện cổ tích dân gian viết lại không phải nhà văn nào cũng thành công. Tô Hoài cũng vậy. Trong truyện viết lại, ông được đánh giá cao ở ba tác phẩm: Đảo hoang, Nhà chử, Nỏ thần và một số truyện tiêu biểu khác. Thành công ở Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử, nhà văn Tô Hoài đã góp phần làm cho bộ phận văn học thiếu nhi nước nhà thêm phong phú. Ông không chỉ làm mới nhân vật Mai An Tiêm, An Dương Vương, Chử Đồng tử có từ trong truyền thuyết, mà còn làm sống dậy không khí

đất nước thời kì dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Cả ba tác phẩm trên đều là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố hiện thực với các yếu tố lãng mạn có trong cổ tích và truyền thuyết lịch sử. Tác giả thành công ở ba tác phẩm này với giọng văn hóm hỉnh, thông minh sắc sảo và bút pháp tài hoa, lãng mạn. Tô Hoài đã có công mang lại cho thiếu nhi nhiều tri thức lịch sử, để các em thêm yêu và tự hào về đất nước, dân tộc mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)