Ngôn ngữ miêu tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 72 - 75)

CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN

3.1 Ngôn ngữ đặc thù cho truyện thiếu nhi

3.1.2. Ngôn ngữ miêu tả

Trong các sáng tác của mình Tô Hoài luôn coi trọng việc sử dụng ngôn từ. Tài năng của nhà văn được khẳng định trên mỗi trang viết. Ông thu lượm những nét đẹp cuộc sống, chọn lọc câu chữ phù hợp để làm lên những câu chuyện hấp dẫn. Tô Hoài luôn bền bỉ, tỉ mỉ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên. Thiên nhiên bao bọc con người, con người sống chan hòa cùng thiên nhiên. Khi đọc hồi kí “Mùa hạ đến, mùa xuân đi” độc giả như cảm nhận được cái nóng oi ả của buổi trưa hè: “ buổi trưa, vẫn những buổi trưa, trường tôi lại bình thường oi ả như mọi trưa hè. Đàn chim sẻ than vãn ra rả, há mỏ khát nước trong ánh nắng gay gắt đầu mùa. Trên đường đê, những người kẻ sù, kẻ gạ quẩy đôi sọt

dưa hồng vào thành phố, tiếng dép kẻ noi lê quèn quẹt, mồ hôi chảy nhỏ giọt xuống mặt đường đá. Ven bãi cỏ, bọn học trò xa nhà, mặt cháy nắng, đi bắt cánh quýt trong kẽ bàng xanh non hay đương đá bóng và hò hét, một chốc,

khản đặc cổ, lại chạy đùng đùng xuống máy nước” [38 ; 449]. Ngôn ngữ miêu

tả của nhà văn rất phong phú. Khi miêu tả cánh đồng. “ khô trắng và hai cái bờ nông giang chốc chốc lại có đất hất lên đắp cao thêm, dài như một làn

khói đỏ” [52; 65]. (Hai ông cháu và đàn trâu) . Khi miêu tả con đường thì “

chuyển động như dòng sông”. Miêu tả nước trong “ Nhà Chử càng tạo ấn

tượng”, “nước lại vướng vào mép cát, những mép cát mới bối rối lẫn vào nhau rồi tỏa ra, tràn ngang mãi, mặt nước tra một vùng hồ lớn. Làn nước quanh co, thong thả, vòng vèo qua những cù lao xanh biếc và những bờ cát

thênh thang” [51; 63] cách miêu tả của Tô Hoài thật thú vị. Vừa ấn tượng lại

vừa dẫn dụ người đọc đến những cảm xúc trữ tình, với những khung cảnh thơ mộng. Tô Hoài miêu tả các phong tục tập quán, cuộc sống bãi nở được miêu tả sinh động trong Đảo Hoang “từ mở hội thổi cơm thi, làm cỗ cơm nén để kén

người tài cơm thi, cỗ nén” [43; 17]. Mùa xuân náo nức vui nhộn trong truyện

Nỏ Thần diễn ra khắp các cõi của Lạc Việt kéo về đất Phong Châu. “ trong âm vang hào hùng của trống đồng, của cồng chiêng, các tập tục bói chân gà, đốt trầm hương, đình liêu; trong sự hết mình của các cuộc bơi chải, đấu vật, thổi cơm thi... tạo một cảm giác nên thơ trong không khí thiêng liêng của hồn

dân tộc” [49; 117]. Chuyện Nỏ Thần chứa đầy những phong cảnh, tập tục,

cách làm ăn sinh sống của người Âu Lạc. Cảnh làng mạc “ quây quần” “

những nếp nhà tường đá ong xù xì, mái lá cọ, lá lứa lẫn lộn tựa vào nhau”

[49; 38]. Cảnh bờ bãi “ xanh rờn” “ những bắp ngô mới nhú, to bằng bắp tay,

râu nõn phất phơ” [49; 39]. Tất cả đều minh chứng khả năng quan sát miêu tả

của nhà văn. Đặc biệt trong “ Nhà Chử, vốn hiểu biết phong phú tập quán cổ

khom chạy việc, têm trầu, làm cỗ”… “Các cô chặt ống vầu làm cơm… những

chõ xôi đổ và thúng cao lùm lùm quá cạp. Từng đám tú u thịt nướng” [51;

86]. Náo nhiệt sinh động: “ người các bãi đổ xô về ăn cỗ, vui liền mấy ngày đêm chưa ngớt. Tiếng chiêng rền nối liền mặt nước mặt đất. Người người tưng bừng vào hội chèo trải, hội bắt rắn người đóng vai phường bắt rắn,

người đóng vai rắn, nhảy múa reo hò thâu đêm” [51; 68]. Cùng với miêu tả

phong tục, miêu tả sinh hoạt hàng ngày, Tô Hoài còn để các em nhỏ hiểu thêm về cuộc sống người việt qua cuộc sống và tính cách nhân vật.

Nghiên cứu nghệ thuật miêu tả loài vật, Giáo Sư Hà Minh Đức đã có nhận xét: “ miêu tả thành công ngoại hình của loài vật, Tô Hoài còn tả

đúng đến từng động tác của chúng lúc kiếm ăn, khi vuốt ve nhau”. Có thể

thấy Tô Hoài rất tỉ mỉ miêu tả đặc điểm riêng của từng loài như: “ Đôi gi đá ấy tựa như một cặp vợ chồng quê mới rủ nhau lên tỉnh. Họ lờ khờ, ngẩn

ngơ, xấu xí, nghĩa là đặc nhà quê” [9; 42]. Ngôn ngữ miêu tả thể hiện tính

cách điềm tĩnh, không quan tâm đến xung quanh của chúng. Tô Hoài miêu tả vợ chồng đôi Gi Đá chăm chút nhau như tình yêu và cuộc sống của con người: “ chàng xích lại một chút. Chị vợ cũng dún dún đôi chân và rung

rung đôi cánh. Hai cái mỏ chíu vào nhau”. Cái hay của Tô Hoài là miêu tả

so sánh hết sức bình dị đời thường đến không ngờ. Cách miêu tả ấy khiến ta nhớ tới tác giả Hồ Xuân Hương. Bà chúa thơ Nôm rất táo bạo đưa những hình ảnh bình dị dân gian để ví với con người như quả mít, cái quạt, cái bánh… qua những hình ảnh đó tác giả muốn nói đến thân phận đau khổ người phụ nữ. Còn Tô Hoài sử dụng ngôn ngữ so sánh miêu tả trực tiếp hình dáng, cử chỉ, những bộ phận ngoại hình nhu: thân, đầu, mắt, miệng, nước da… hay những sự vật quen thuộc như: “dải khoai, chiếc que tăm,

ngoại hình, những chi tiết về phong tục cuộc sống con người, nhằm mang đến cho người đọc cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.

Tô Hoài là nhà văn tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ. Bút pháp linh hoạt, tâm hồn tinh tế sắc sảo, ông tạo dựng những khoảnh khắc tả người, tả cảnh hợp lí. Viết truyện cho thiếu nhi, hiểu và nắm bắt vững tâm lí các em mới đạt được nghệ thuật miêu tả thuyết phục như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)