CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN
3.1 Ngôn ngữ đặc thù cho truyện thiếu nhi
3.1.1. Cách sử dụng phương ngữ
Khi sử dụng ngôn ngữ viết truyện cho thiếu nhi Tô Hoài thường sử dụng phương pháp lấy xuất xứ từ quê hương ông. Ngoài ra , ông còn quan sát, tìm hiểu những phương ngữ của các vùng quê hương khác: trong “ O Chuột” gã mèo được miêu tả: “ hàng rau xuôm đuột” [41, 19], tác phong thì oai vệ “
như người đúng mực” [41, 19]. Nơi yêu thích của gã là góc bếp: “ đống củi
đó người ta để phiền quá, vừa chướng bếp, vừa làm, cái rừng bùm tum, chỉ
tiện cho quân gian núp náy” [41, 19]. Mướp ngồi trên tấm tre, nứa, gỗ dùng
che mưa, che nắng: “ gã ngồi đấy, ở trên mặt giại bể” [41; 24]. Điều khó chịu của gã Mướp là lũ chuột nhắt, khi gã giả vờ không nhìn thấy: “ chú chuột
tưởng bác mèo hấc lời, cứ xểnh một chút lại chạy” [41; 27]. Trong Đôi Gi Đá
“ Anh Chim Sẻ xưa nay vẫn to hó đứng trong đầu nhà, kêu tẹc tẹc không được
điềm tĩnh và đều đặn như mọi khi nữa. Ra vẻ sáng suốt” [41; 40]. Trong Của
thiên trả địa “ địa càng căm quân giáo dở, nhưng lại nhớ lời vợ dặn địa ôn
tồn thưa chuyện với Thiên” [53; 116].Ở đây tác giả sử dụng nhiều nghệ thuật
phương ngữ và đặc biệt cách phát âm của người miền Bắc. Hành động buộc nút, có thể cởi ra trong nhà chủ: “có người mơ sóng dữ, chỉ còn mẩu đuôi thừng buộc co do vào tay kéo trước thuyền bị bão đứt néo, thế là lệch, từ đấy
chịu tha”. Một cuộc bể dâu viết về rau giền gọi là: “bởi một hạt giền nhỏ, mụ
cũng gọi chúng đến, cho chúng ăn” [13; 54]. Cu Lạc trong Mụ Ngan là
nhân vật sử dụng nhiều phương ngữ và được mô tả bằng nhiều từ phương ngữ. Cậu nhìn thấy “vệt dài lằn thằn trong rãnh bùn ướt” [59; 60]. Cách phát ngôn ngữ của cậu mang âm hưởng địa phương:“ thế này”, “mềm lắm”,
“chốc nữa”, “chứ nỵ”, “hôm nọ”, “lại có”, “mấy con nữa”... nhân vật giải
thích bí quyết nuộc gà bị rắn cắn: “lúc nuộc gà thì bỏ một cái đinh năm phân vào nồi. Sắt kị với lọc rắn. Biết là lọc rắn tan ra nước hết. Chỉ phải bỏ đi có
nước suýt, còn thì nhắm được tuốt” [59; 61]. Các nhân vật trong truyện của
Tô Hoài được xây dựng khá sinh động, một phần là nhờ cách sử dụng tiếng nói tự nhiên đậm đà, chất riêng.
Tô Hoài sử dụng từ phương ngữ khá phong phú. Ông đi nhiều, sinh sống ở nhiều miền quê, nên phương ngữ trong truyện thiếu nhi của ông không bị bó hẹp. Có thể thấy nghệ thuật phương ngữ trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài giàu tính hiện thực, giúp người đọc hiểu những trải nghiệm của nhà văn. Đây là phong cách diễn đạt ấn tượng góp phần tạo nét riêng của người cầm bút. Phong cách Tô Hoài thể hiện rõ trong sử dụng ngôn từ.