Ngôn ngữ đồng thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 75 - 77)

CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN

3.1 Ngôn ngữ đặc thù cho truyện thiếu nhi

3.1.3. Ngôn ngữ đồng thoại

Tô Hoài chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đồng thoại khi viết truyện dành cho thiếu nhi. Ngôn ngữ đồng thoại được biết vì có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng. Nhân vật trong truyện đồng thoại là động vật, thực vật, những vật vô tri vô giác. Chúng trở nên sống động có hồn như con người. Mục đích của ngôn ngữ đồng thoại là: “ qua thế giới không thực mà lại thực đó, tác giả nhằm biểu hiện xã hội của loài người: qua những sự vật bất thường đó mà làm cho thấy tình cảm và cuộc sống của con người. Tính chất mơ tưởng hoặc khoa trương đó chính là những yếu tố không thể thiếu được

trong đồng thoại” [31; 104]

Thiếu nhi là đối tượng nhỏ tuổi, còn ngây thơ, chưa có nhiều vốn sống , vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. Hơn nữa tâm hồn lại có nhiều mơ ước, tưởng tượng phong phú, các em luôn nhìn sự vật và giải thích theo cách riêng của lứa tuổi các em. Đối với các em những con vật thân quen như: chó, mèo, ngan, ngỗng, chuột... hay cỏ cây hoa lá đều là trò chuyện với nhau được. Tô Hoài nhìn nhận cuộc sống theo quan điểm “ vạn vật hữu linh” ( với mọi vật có linh hồn). Ông sử dụng ngôn ngữ đồng thoại một cách linh hoạt, biến tấu tài tình, nhiều yếu tố thần kì, thể hiện giá trị giáo huấn sâu sắc. Ngôn ngữ đồng thoại có sức cảm hóa cao, các em tìm thấy niềm vui nỗi buồn qua hành động tính cách nhân vật. “ nhiệm vụ của đồng thoại do vậy không phải là để gây hứng một cách vô nghĩa viển vông mà giúp các em phát triển trí tưởng tượng

lành mạnh. Tránh cho các em những mơ tưởng viển vông, đồng thoại phải thỏa mãn và hướng đẫn được những đòi hỏi mãnh liệt của các em, phải làm

sao để mơ tưởng của các em biến thành sức mạnh làm giàu trí tuệ” [30; 106].

Ngôn ngữ đồng thoại đưa cuộc sống những nhân vật con vật, cây cỏ, hoa lá vào trang viết. Tô Hoài đã quan sát tinh tế thói quen riêng của từng loài: “ Bác Xiến Tóc gai ngạnh, khắc khổ, tư lự, mấy năm chả gặp, bây giờ hóa ra ngây

ngô, nhí nhảnh nởm đời, đi rông chơi dong dài với lũ Ve Sầu và Bướm”... còn

những chàng Ve Sầu lại lên tiếng nhạc mõ o o i i rầu rĩ nhức tai” [35; 119] (

Dế Mèn phiêu lưu kí ). Thói quen của chó – mèo được miêu tả so sánh như con người trong tác phẩm O Chuột: “ Mèo lừ đừ và nghiêm nghị tựa một thầy

giáo nhà dòng, trên mình có khoác bộ áo thâm”... “chó hay lèm bèm ủng ẳng,

sinh sự nhỏ nhen” [41; 23]. Còn Mụ Ngan thì “lờ đờ như một người đàn bà

dịu và hiền, lúc nào cũng như mải nghĩ ngợi điều gì đó tận đâu đâu” [44;

31]. Mỗi con vật đều được khắc họa tính cách đậm nét, có khả năng phản ánh cuộc sống hiện thực xã hội.

Đặc điểm của truyện đồng thoại là gần gũi với cổ tích, mà tâm lí trẻ thơ thường thích những yếu tố huyền ảo, tin vào những yếu tố kì ảo cứu giúp người nghèo khổ. Nhà văn Tô Hoài có tri thức về văn học dân gian rất phong phú, có cái nhìn tỉ mỉ về cuộc sống và nắm bắt được hiểu biết về nhu cầu lứa tuổi. Tô Hoài rất am tường các loại truyện dân gian. Văn học dân gian là nguồn cung cấp tài liệu cho các sáng tác đồng thoại. Hình ảnh chú Cuội và cung Trăng là hình ảnh rất gần gũi với tuổi thơ của mỗi người. Tô Hoài viết “ Cuội nằm trên lưng trâu và trâu vừa gặm cỏ vừa nói, hai bên

gẫu chuyện với nhau cả ngày” [42; 151]. Tình cảm vợ chồng gắn bó thắm

thiết “ Vợ cóc thấy mình khang khác, biết sắp có con, bèn mừng rỡ nói

chuyện cho chồng rõ. Vợ chồng vui vẻ hí hửng” [59; 6]. Truyện đồng thoại

có thực. Các em có trí tưởng tượng phong phú, các em nghe thấy hành động với mọi vật xung quanh.

Ngôn ngữ đồng thoại làm phong phú trí tưởng tượng của các em, giúp các em hiểu thêm về cuộc sống đa dạng. Tô Hoài đã khẳng định tên tuổi trong làng văn học thiếu nhi. Độc giả nhỏ tuổi yêu quí ông, yêu thích những nhân vật của ông. Đóng góp của ông góp phần làm giàu tâm hồn, suy nghĩ và hiểu biết của các em. Vì thế ông trở thành nhà văn được yêu mến qua những truyện đồng thoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)