Một số đặc điểm tâ m sinh lý của ng-ời nghỉ h-u

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu lao động của người nghỉ hưu ở Hà Nội (Trang 38 - 46)

- ý định: ý định là mức độ cao nhất của nhu cầu ở đây, chủ thể đã ý thức đầy đủ cả về đối tợng cũng nh cách thức, điều kiện thoả mãn nhu cầu,

1.2.2.2. Một số đặc điểm tâ m sinh lý của ng-ời nghỉ h-u

- Một số đặc điểm sinh lý của ng-ời nghỉ h-u

B-ớc sang giai đoạn lứa tuổi này, ng-ời nghỉ h-u bắt đầu có những biến đổi về sinh lý: việc thực hiện các chức năng của cơ thể chậm chạp hơn, các cơ quan nội tạng suy giảm cả về trọng l-ợng và chức năng, ví dụ: gan từ 1500g giảm xuống chỉ còn khoảng 1000g, thận từ 170g giảm xuống còn khoảng 100g ở tuổi 60, dịch vị trong ống tiêu hoá giảm, độ nhu động ruột giảm dẫn đến tình trạng tiêu hoá kém.

Hệ tiết niệu hoạt động suy giảm: thận lọc kém.

Hệ thần kinh trung -ơng đang đi vào giai đoạn thái hoá, số nơron thần kinh giảm nhanh, tốc độ dẫn truyền trong các nơron thần kinh cũng giảm sút.

Thị lực của ng-ời cao tuổi kém, nắm bắt mục tiêu không còn nhanh nhậy vì nhân mắt mất đi khả năng đàn hồi của nó và khả năng điều tiết giảm, tính đàn hồi của thuỷ tinh thể cũng giảm gây trở ngại cho việc tiếp nhận chiều sâu của không gian, cùng với tuổi tác càng cao thì nhân mắt mất đi độ trong suốt và cuối cùng dẫn đến đục thuỷ tinh thể - tức là hoàn toàn không tiếp nhận đ-ợc ánh sáng vào hốc mắt và mất cảm giác nhìn. Còn một vấn đề nữa đối với

ng-ời cao tuổi, ng-ời nghỉ h-u đó là bệnh glucom, tức là nhãn áp tăng lên dẫn đến teo giác mạc và bị mù. Ng-ời già th-ờng mất đi cái nhìn tinh- tức là khả

năng tiếp nhận các chi tiết rất nhỏ của đối t-ợng. Phần lớn ng-ời già thông qua thị giác tiếp nhận một cách khó khăn các chi tiết của đối t-ợng. Nguyên nhân của những tình trạng đó là do thay đổi tính đàn hồi của thuỷ tinh thể và trong một mức độ nào đó liên quan đến sự mất đi của các tế bào thị giác của võng mạc.

Cơ bắp, x-ơng và tính lanh lợi: cơ bắp, sức mạnh và sự dẻo dai cùng với tuổi tác cũng giảm đi, kết cấu và thành phần các mô thay đổi. Do mô cơ chết đi nên trọng l-ợng thân thể giảm so với tuổi tr-ởng thành, trọng l-ợng cơ giảm đ-ợc bù bằng tỷ lệ mô mỡ tăng lên. Hoạt động của cơ bắp thay đổi là do kết cấu và thành phần của khung x-ơng. Th-ờng thì chiều cao của ng-ời già giảm đi từ 2,5cm trở lên so với chiều cao của họ thời niên thiếu và thời kỳ đầu tr-ởng thành, sở dĩ có điều đó là do mô sụn x-ơng sống co lại. Tuổi cao x-ơng trở nên yếu, ròn và dễ gẫy. Vì tăng số l-ợng khoang nên x-ơng th-ờng dễ gẫy và lâu mới liền lại đ-ợc. Tất cả những thay đổi này làm ảnh h-ởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống của ng-ời già.

Cơ quan nội tạng: tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hoá cao cùng với tuổi tác cũng phải chịu đựng những vấn đề nh- những cơ bắp khác của cơ thể. Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, hoạt động của hệ tuần hoàn rối loạn làm cho l-ợng máu chảy vào tim giảm đi và l-ợng máu toả đi cũng vậy, thời gian khôi phục của tim tăng lên sau mỗi lần co bóp, l-ợng máu chảy lên não cũng giảm và không liên tục có thể làm cho hoạt động nhận biết kém.

Phổi của ng-ời già cũng làm việc kém hiệu quả, khi hít vào l-ợng oxy giảm. Mô phổi mất tính đàn hồi, chỉ số thông khí giảm sút dẫn đến tình trạng thiếu khí khi vận động mạnh làm ảnh h-ởng không nhỏ đến hoạt động của ng-ời già, ng-ời nghỉ h-u.

B-ớc vào giai đoạn lão hoá, ng-ời nghỉ h-u - ng-ời cao tuổi có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ng-ời cao

tuổi có những căn bệnh điển hình nh-: bệnh tim mạch (huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não…), ung thư, viêm khớp, loãng xương, giảm thị lực và thính lực, thái hoá cột sống…Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh nh- Parkison, Alzheimer, mất trí do tổn th-ơng não bộ hay mất trí do tuổi già. Có thể nói một trong những bệnh phổ biến nhất trong giai đoạn tuổi già đó là bệnh Alzheimer, theo -ớc tính của Tổ chức Y tế thế giới năm 2000 thế giới có khoảng 500 triệu ng-ời già thì có khoảng 15 triệu ng-ời mắc bệnh này. Triệu chứng sớm nhất của bệnh này là giảm trí nhớ, giảm khả năng t- duy lô gic, sau đó là những biểu hiện trong nói năng, rối loạn về ngôn ngữ, kèm theo những rối loạn về hành vi, hay gây gổ, đi lang thang…dần dần bệnh nhân không làm gì đ-ợc cho bản thân, không tự phục vụ đ-ợc và cuối cùng là chết. Những căn bệnh này là ảnh h-ởng không nhỏ đến sinh hoạt và khả năng làm việc của ng-ời già và ng-ời nghỉ h-u.

- Một số đặc điểm tâm lý của ng-ời nghỉ h-u

Khi nghỉ h-u, con ng-ời chuyển từ trạng thái làm việc tích cực sang trạng thái nghỉ ngơi, tâm lý con ng-ời có những biến động đáng kể. Nhiều ng-ời cảm thấy khó thích nghi với cuộc sống mới.Theo Atchley một trong những thay đổi quan trọng nhất trong đời sống mà con ng-ời phải đối mặt khi họ lớn tuổi là “sự nghỉ hưu”. Theo ông nghỉ hưu gồm 7 thời kỳ khác nhau [38, 831], đó là:

+ Giai đoạn tiền nghỉ h-u: con ng-ời thích thú tham gia công việc ít có sự chuẩn bị cho việc nghỉ h-u.

+ Giai đoạn bàn giao công việc: diễn ra ngay tr-ớc khi nghỉ h-u.

+ Giai đoạn “tuần trăng mật”: cá nhân tỏ ra tích cực thích thú đ-ợc nghỉ và thực hiện nhiều hoạt động theo kế hoạch.

+ Giai đoạn vỡ mộng: mọi thứ họ nhận thấy không còn màu hồng nữa, cá nhân bắt đầu trầm cảm.

+ Giai đoạn tái định h-ớng: cá nhân phải hoà hợp với sự nghỉ h-u và tiếp tục hoạt động trở lại, mặc dù kém cuồng nhiệt hơn tr-ớc.

+ Giai đoạn điều chỉnh: cá nhân ổn định với cách sống dài hạn. Thậm chí họ còn trở lại tham gia vào công việc trong thời điểm này hay thời điểm khác hoặc tham gia công tác từ thiện.

+ Giai đoạn sau cùng: th-ờng đi kèm với bệnh tật, cái chết treo lơ lửng. Biểu hiện của “hội chứng về hưu” là tâm trạng buồn chán, trống trải, thiếu tập trung, dễ cáu gắt, dễ nổi giận. Một số ng-ời cảm thấy không đ-ợc tôn trọng như trước nữa, một số khác thì thường hay nghi ngờ người khác…Sự xuất hiện của hội chứng này một mặt do những thay đổi tâm lý ở ng-ời nghỉ h-u, một phần do sự đối xử và nhìn nhận của mọi ng-ời trong xã hội đối với ng-ời nghỉ h-u, ng-ời cao tuổi. Một số tác giả trong Life - span cho rằng: khi già đi, con ng-ời phải chịu sự đối xử không công bằng do tuổi tác quy định, có nghĩa là khi con ng-ời bắt đầu vào giai đoạn tuổi già thì ngoài những suy nghĩ dập khuôn của tuổi già đã ăn sâu vào trong óc, họ cho rằng: mình đã đến cái tuổi không làm gì đ-ợc, thu nhập cũng bị hạn chế, sự cống hiến cho xã hội cũng bị giảm sút. Họ phải xa rời những công việc quen thuộc mà họ yêu thích và quan trọng hơn ng-ời nghỉ h-u còn chịu những định kiến đối xử từ những ng-ời khác trong xã hội, với suy nghĩ cho rằng ng-ời già không thể đảm đ-ơng đ-ợc các công việc nh- tr-ớc, không còn đủ sức khoẻ cả về tinh thần lẫn thể chất để giải quyết các công việc đó. Và nh- vậy, dẫn đến những ứng xử không công bằng đối với ng-ời cao tuổi [39,612]. Tất cả những điều này là nhân tố gây rối loạn tâm lý, thể chất của những ng-ời về h-u, gây ra những stress không phải ai cũng v-ợt qua đ-ợc. Hội chứng này th-ờng xảy ra trong năm thứ nhất của thời kỳ nghỉ h-u và mức độ biểu hiện rất khác nhau, tuỳ thuộc vào những yếu tố và điều kiện cụ thể của từng ng-ời. Nó có thể kéo dài trong một năm, hai năm, thậm chí vài ba năm. Theo khảo sát, những ng-ời có tính nóng nảy, có tính cố chấp thì thời gian thích nghi lâu dài hơn những ng-ời có tính điềm đạm, từ tốn. Nữ giới th-ờng thích ứng nhanh hơn nam giới, đa số sau một năm có thể phục hồi trạng thái bình th-ờng.

Để có thể khắc phục tối đa “hội chứng nghỉ hưu”, theo Havighurs, đối với ng-ời già điều quan trọng là phải tham gia hoạt động xã hội nếu họ muốn có một tuổi già khoẻ mạnh, hạnh phúc.

Trong nghiên cứu phỏng vấn với những ng-ời thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, Havighurs và đồng sự nhận thấy: trong một nhóm ng-ời già, những ng-ời hoạt động xã hội tích cực nhất, gắn bó với gia đình và cộng đồng nhiều nhất sẽ có cuộc sống thoả mãn hơn những ng-ời tách biệt(1969). Havighurs xem quá trình nghỉ h-u lành mạnh liên quan đến những những vai trò xã hội mà cá nhân đang sở hữu. [38,832]

Hội chứng về h-u có thể khắc phục đ-ợc nếu chúng ta có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, ng-ời cao tuổi cần nhận thức đ-ợc rằng về h-u là quy luật tất yếu của mọi ng-ời khi cao tuổi, sức giảm; sống và làm việc tốt trong thời kỳ đ-ơng chức để khi về h-u không cảm thấy hối tiếc; chuẩn bị cơ sở vật chất tốt trong điều kiện có thể (nhà cửa, tiền nong,…) nuôi dạy con cái tốt và chuẩn bị tâm thế sống hoà hợp với con cháu lúc nghỉ h-u; cần tiếp tục duy trì một chế độ ăn, ngủ, tập thể dục thể thao một cách điều độ để giữ gìn sức khoẻ; tham gia các hoạt động xã hội như hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi…Kinh nghiệm của những ng-ời tr-ờng thọ và sống vui vẻ sau khi nghỉ h-u cho thấy: ng-ời nghỉ h-u vẫn cần duy trì làm những công việc nhẹ nhàng phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh kinh tế gia đình, sau khi nghỉ không nên cắt đứt mọi mối quan hệ với công việc, những công việc này sẽ giúp ng-ời cao tuổi chuyển sang một vai trò mới, thích nghi dần với vai trò tuổi già, khẳng định niềm tin vào bản thân, sống vui vẻ thấy có ích, vẫn đóng ghóp cho xã hội và cho thế hệ mai sau sức lực của mình. Nếu có tâm lý sẵn sàng cho việc nghỉ h-u và thực thi một kế hoạch nh- trên thì sẽ không cảm thấy hẫng hụt, khủng hoảng. Họ tiếp tục sống thanh thản, thoải mái và hạnh phúc trong quãng đời còn lại.

Những thay đổi về nhận thức ở tuổi già: nhiều ng-ời cho rằng ở ng-ời già khả năng trí tuệ sút kém. Ví nh- thanh niên hay trung niên sau cuộc liên hoan không thể nhớ nổi áo khoác của anh ta để ở đâu thì không có ai nghĩ xấu về

anh ta. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra với ng-ời già thì ng-ời ta lại cho rằng trí nhớ của ng-ời già không còn tốt nữa. Thực tế, nhận thức của ng-ời già nh- thế nào? Nó có thay đổi theo thời gian hay không?

Có nhiều nghiên cứu về hoạt động nhận thức của tuổi già và họ không thống nhất với nhau ở chỗ: hoạt động trí óc giảm đi là kết quả của quá trình lão hoá bình th-ờng với một mức độ nào đó. Tuy nhiên, họ thống nhất với nhau ở chỗ những kỹ năng trí tuệ cùng với thời gian là không thay đổi. Nhiều số liệu chứng minh rằng tình trạng trí tuệ xấu đi liên quan đến tuổi tác không phải là tình trạng phổ biến, rộng rãi và không có tính chất nghiêm trọng nh- tr-ớc đây ng-ời ta giả định (Perlmutter et al. Zachs, Hasher& Li,2000). Nhiều rối loạn trí nhớ ng-ời già phải chịu đựng không phải là hậu quả của lão hoá không thể tránh đ-ợc. Chúng xảy ra là do những yếu tố khác: tính trầm uất, thiếu tính tích cực hoặc do những phản ứng phụ của thuốc men cho ng-ời già. Trong tr-ờng hợp khi khả năng nhận biết xấu đi và có tình trạng tốc độ xử lý thông tin nhận biết giảm đi thì cơ thể tìm kiếm những khả năng nội bộ để bù đắp. Do đó, bất kỳ một sự rối loạn nào trong giới hạn tiêu chuẩn đều tác động không đáng kể đến cuộc sống của ng-ời già (Permulter et al., 1987; Salthouse, 1985, 1990). Tốc độ của hoạt động trí óc và hoạt động chân tay giảm đi là đặc tr-ng đối với sự phát triển (Birren et al.,1985). Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng các chức năng trí tuệ của tuổi già giảm phần lớn là phụ thuộc vào tốc độ thực hiện hành vi (Salthouse, 1985,1995). ở ng-ời già, thời gian phản ứng và xử lý thông tin đ-ợc tăng lên, còn các quá trình nhận thức nói chung chậm lại. Hoạt động nhận thức chậm lại đó với một mức độ nào đó liên quan đến mức độ lão hoá, đồng thời nó có thể là kết quả mà ng-ời già đ-ợc đánh giá là có tính cẩn thận và chính xác nhiều hơn so với ng-ời trẻ.

ở ng-ời già, trí nhớ dài hạn tốt hơn trí nhớ ngắn hạn, cụ thể những kỷ niệm cũ họ nhớ rất lâu, rất cụ thể, rất chi tiết, trong khi đó những thông tin mới tiếp thu thì hay quên. Sự giảm sút trí nhớ của ng-ời già cũng có sự phân hoá theo kiểu loại trí nhớ: trí nhớ ngôn ngữ có sự giảm sút chậm chạp hơn so

với trí nhớ hình ảnh và trí nhớ phi ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định giảm sút chậm hơn so với trí nhớ không chủ định.

Những thay đổi về tính cách: tính cách là một thuộc tính tâm lý t-ơng

đối ổn định, bền vững của cá nhân. Tuy nhiên, cùng với quá trình lão hoá về thể chất thì tính cách của ng-ời già cũng có những thay đổi cơ bản sau:

Xu h-ớng đậm nét hoá những nét tính cách vốn đã có từ tr-ớc, chẳng hạn, một ng-ời tr-ớc đây có tính cẩn thận khi về già tính cẩn thận lại càng rõ nét hơn.

Xu h-ớng thờ ơ với những ng-ời xung quanh và những việc khác đang diễn ra, ngại cái mới và sự thay đổi, th-ờng quay về cuộc sống nội tâm, sống với kỷ niệm cũ.

Nhạy cảm với những đánh giá, với thái độ giao tiếp của ng-ời khác; thích đ-ợc khen, không thích bị chê, thích đ-ợc mọi ng-ời tôn trọng, thích đ-ợc ng-ời khác lắng nghe ý kiến của mình. Họ th-ờng có phản ứng quyết liệt với những cách ứng xử thiếu tế nhị, thiếu tôn trọng họ từ phía ng-ời trẻ tuổi. Họ có ấn t-ợng xấu và duy trì ấn t-ợng này dài lâu đối với những ng-ời mà họ mất cảm tình trong lần gặp gỡ đầu tiên.

Ng-ời già có xu hướng quay lại với “tính cách của trẻ con”. Biểu hiện cụ thể là sự thay đổi thất thường trong cách ứng xử của họ “sớm nắng, chiều mưa”, ý thích thay đổi thất thường, dễ tự ái, dễ mặc cảm tự ti và có cảm giác mình là ng-ời thừa trong gia đình và xã hội, điều đó dễ dẫn đến xung đột với ng-ời thân trong gia đình và xã hội.

Những thay đổi về nhu cầu và định h-ớng giá trị của ng-ời già, ng-ời nghỉ h-u: dù là ng-ời già hay ng-ời trẻ thì những nhu cầu về vật chất và tình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu lao động của người nghỉ hưu ở Hà Nội (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)