Sự hình thành nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu lao động của người nghỉ hưu ở Hà Nội (Trang 35 - 36)

- ý định: ý định là mức độ cao nhất của nhu cầu ở đây, chủ thể đã ý thức đầy đủ cả về đối tợng cũng nh cách thức, điều kiện thoả mãn nhu cầu,

1.2.1.6. Sự hình thành nhu cầu

Về vấn đề sự hình thành nhu cầu có nhiều quan điểm khác nhau giữa các tr-ờng phái.

Theo tr-ờng phái Phân tâm học thì nhu cầu của con ng-ời là bẩm sinh và do vô thức điều khiển. Do vậy, con ng-ời sinh ra đã có nhu cầu, trong các nhu cầu thì nhu cầu tính dục là nhu cầu quan trọng nhất. Khi thoả mãn, nó kích thích con người hoạt động để thoả mãn các nhu cầu khác…còn các nhà tâm lý học Nhân văn (Maslow) cũng cho rằng nhu cầu của con ng-ời là bẩm sinh. Theo họ, con ng-ời có 5 nhu cầu gốc và các nhu cầu này sắp xếp theo thứ bậc. Nhu cầu cấp cao chỉ xuất hiện khi những nhu cầu cấp thấp đ-ợc thoả mãn.

Tựu chung lại, quan điểm của cac nhà tâm lý học ph-ơng Tây cho rằng: nhu cầu của con ng-ời là bẩm sinh, trong đó nhu cầu sinh vật là cơ bản và quyết định nhu cầu xã hội. Nhu cầu của con ng-ời không có sự phát triển.

A.N.Leonchiep và các nhà tâm lý macxit khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu và hoạt động: "nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của hoạt động, nh-ng, bản thân nhu cầu lại đ-ợc nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động ".

A.N. Leonchiev đã giải thích mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động bằng công thức: Hoạt động - Nhu cầu - Hoạt động. Ông giải thích nh- sau: "Thoạt đầu, nhu cầu chỉ xuất hiện nh- là một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động. Nh-ng, ngay sau khi chủ thể bắt đầu hành động thì lập tức xảy ra sự

biến hoá của nhu cầu và sẽ không còn giống nh- khi nó tồn tại một cách tiềm tàng, tồn tại "tự nó" nữa. Sự phát triển của hoạt động này đi xa bao nhiêu, thì cái tiền đề này của hoạt động cũng chuyển hoá bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động". Ông cho rằng, bản thân thế giới đối t-ợng đã hàm chứa tiềm tàng những nhu cầu, nên trong quá trình chủ thể hoạt động tích cực, tất yếu sẽ nhận thức đ-ợc những nhu cầu, đòi hỏi phải đ-ợc đáp ứng để tồn tại và phát triển, tức là xuất hiện những nhu cầu mới. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, loài ng-ời một mặt thoả mãn những nhu cầu và đồng thời thông qua đó những nhu cầu mới lại xuất hiện, con ng-ời lại tích cực hoạt động để thoả mãn những nhu cầu đó. Cứ nh- vậy, nhu cầu của con ng-ời đ-ợc phát triển vô tận do đó xã hội cũng đ-ợc tiến bộ nhờ sự phát triển của nhu cầu. Sự hình thành nhu cầu là một quá trình gồm ba mặt: Sự tác động của các điều kiện khách quan, quá trình ý thức và quá trình tự ý thức.

Để hình thành nhu cầu về một đối t-ợng nào đó, chủ thể cần phải làm quen với đối t-ợng, thực hiện hoạt động với đối t-ợng, chính trong quá trình trải nghiệm đó chủ thể sẽ có cơ hội và điều kiện để thấy đ-ợc vai trò, ý nghĩa của đối t-ợng đối với cuộc sống của bản thân, từ đó mà hình thành mong muốn về đối t-ợng và nhu cầu sẽ dần xuất hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu lao động của người nghỉ hưu ở Hà Nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)