Phân loại nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu lao động của người nghỉ hưu ở Hà Nội (Trang 32 - 33)

- Tâm lý học Liên Xô cũ và nhu cầu

1.2.1.4. Phân loại nhu cầu

Hệ thống nhu cầu của con ng-ời rất đa dạng, có nhiều cách để phân loại nhu cầu khác nhau:

- Cách thứ nhất: dựa vào hình thức tồn tại đối t-ợng của nhu cầu, ng-ời ta chia nhu cầu thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.

+ Nhu cầu vật chất: gắn liền với sự tồn tại của của cơ thể: nhu cầu ăn, ở, mặc…

+ Nhu cầu tinh thần: bao gồm các nhu cầu: nhận thức, thẩm mỹ, lao động giao tiếp, hoạt động xã hội...

- Cách thứ hai: dựa vào chủ thể của nhu cầu:

+ Nhu cầu cá nhân: chủ thể là cá nhân xác định, nhu cầu của cá nhân th-ờng là không giống nhau.

+ Nhu cầu xã hội: nhu cầu của nhóm xã hội, tập thể, tập đoàn ng-ời nhất định. Nó không phải là phép cộng đơn giản của các nhu cầu cá nhân, mà đó là nhu cầu mang tính chất chung cho cả tập thể mà nhu cầu của mỗi cá nhân trong đó là một bộ phận hợp thành nhu cầu của xã hội.

+ Nhu cầu tr-ớc mắt (cấp thiết): nhu cầu đòi hỏi phải đ-ợc thoả mãn tức thì trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

+ Nhu cầu tiềm năng: nhu cầu ch-a đòi hỏi phải thoả mãn tức thì nh-ng có tính chất thúc đẩy các hoạt động ở thời điểm hiện tại để thoả mãn nó trong t-ơng lai.

- Một số cách phân loại khác

+ K.K.Platonov đã phân chia nhu cầu thành nhu cầu sinh vật và nhu cầu

xã hội.

+ Rossina đã chia nhu cầu thành: nhu cầu bẩm sinh, nhu cầu tự tạo, nhu cầu xã hội, nhu cầu nhận thức.

+ A. G. Kovaliov đã chia nhu cầu thành 3 nhóm:

Nhu cầu vật chất: nhu cầu về cơ sở vật chất gắn liền với sự tồn tại và phát triển. Ví dụ: ăn, ở, mặc, đi lại…

Nhu cầu tinh thần: bao gồm nhu cầu lao động, nhu cầu học tập và nhận thức thế giới, nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu giao tiếp.

Nhu cầu chính trị, đạo đức: bao gồm nhu cầu tự do, nhu cầu an ninh và an toàn xã hội, nhu cầu hoà bình và nhu cầu công bằng xã hội.

+ Erich Fomm chia nhu cầu thành 5 loại: nhu cầu quan hệ ng-ời - ng-ời;

nhu cầu tồn tại “cái tâm” con ng-ời; nhu cầu về sự bền vững và hài hoà; nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc; nhu cầu nhận thức, nghiên cứu.

Các cách phân loại này chỉ có ý nghĩa t-ơng đối, vì trong thực tế, không có 1 nhu cầu nào mang tính vật chất đơn thuần mà nó luôn mang trong đó những yếu tố tinh thần và ng-ợc lại. Cũng nh- vậy, không có một nhu cầu nào của con ng-ời lại không mang tính chất xã hội mặc dù nhu cầu là cái riêng của mỗi ng-ời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu lao động của người nghỉ hưu ở Hà Nội (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)