Hoạt động phát triển thành viên

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 50 - 53)

1.2.3.1 .Quy trình thành lập câu lạc bộ

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ tạ

2.2.4. Hoạt động phát triển thành viên

Phát triển thành viên là một trong những hoạt động không thể thiếu của bất cứ câu lạc bộ nào tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Các câu lạc bộ hàng năm đều kết nạp thêm các thành viên mới, nội dung này vừa để duy trì hoạt động của câu lạc bộ, đồng thời vừa để bảo đảm cho câu lạc bộ ngày càng phát triển. Hoạt động phát triển thành

viên là một trong những nội dung quan trọng của các câu lạc bộ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Tùy thuộc vào đặc điểm của từng câu lạc bộ mà lựa chọn các hình thức phát triển thành viên khác nhau, thông thường các câu lạc bộ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức kết nạp thành viên theo đợt, thông thường mỗi năm từ 1-2 đợt kết nạp thành viên. Bên cạnh đó, việc phát triển thành viên ngoài việc kết nạp thêm thành viên mới còn có hoạt động nâng cao năng lực, phát triển các vị trí trong thành viên.

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung hoạt động phát triển thành viên, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả tại bảng 2.11

Bảng 2. 11. Nội dung phát triển thành viên của các câu lạc bộ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Nội dung Số sinh viên

lựa chọn

Tỷ lệ (%)

Kết nạp thêm thành viên mới vào câu lạc bộ 165 98.2 Thăng tiến lên các vị trí mới trong câu lạc bộ 145 86.3 Nâng cao năng lực cho thành viên thông qua

các buổi đào tạo 132 78.6

Phát triển thể lực cho thành viên thông qua các

hoạt động thể thao 102 60.7

Các nội dung phát triển thành viên khác 86 51.2

Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát

Có thể thấy rằng, các nội dung về phát triển thành viên của các câu lạc bộ được tổ chức khá đa dạng và phong phú với nhiều nội dung khác nhau, tuy nhiên có thể thấy rằng, việc phát triển thành viên của các câu lạc bộ tập trung vào một số nội dung như kết nạp thêm thành viên mới vào câu lạc bộ (165/168 sinh viên lựa chọn, chiếm tỷ lệ 98.2%), thăng tiến lên vị trí mới trong câu lạc bộ (145/168 sinh viên, chiếm tỷ lệ 86.3%), nâng cao năng lực cho thành viên thông qua các buổi đào tạo (132/168 sinh viên, chiếm tỷ lệ 78.6%), hoạt động phát triển thể lực cho thành viên thông qua các hoạt động thể thao(102/168 sinh viên, chiếm tỷ lệ 60.7%). Bên cạnh đó, vẫn còn một số nội dung khác như việc đưa thành viên trải nghiệm thực tế vào các công việc nhằm tích lũy kinh nghiệm, giao lưu các chương trình phát triển thành viên, … Mỗi nội dung hoạt động phát triển thành viên đều nhằm các mục đích khác nhau hướng tới mục tiêu phát triển

câu lạc bộ. Hiệu quả của hoạt động phát triển thành viên giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển câu lạc bộ.

Để đánh giá về hiệu quả của việc phát triển thành viên, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả tại bảng 2.12.

Bảng 2. 12. Đánh giá của sinh viên về hiêu quả trong hoạt động phát triển thành viên của các câu lạc bộ.

Nội dung Số sinh viên

lựa chọn

Tỷ lệ (%)

Rất hiệu quả 93 55.4

Hiệu quả 68 40.5

Chưa hiệu quả 7 4.2

Tổng 168 100

Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát

Có thể thấy rằng, có 93 sinh viên đánh giá rằng hoạt động phát triển thành viên của các câu lạc bộ rất hiệu quả (chiếm tỷ lệ 55.4%), 68 sinh viên đánh giá rằng hoạt động phát triển thành viên của các câu lạc bộ hiệu quả (chiếm tỷ lệ 40.5%). Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 7 sinh viên cho rằng hoạt động phát triển thành viên chưa hiệu quả (chiếm tỷ lệ 4.2%).

Từ đó có thể thấy rằng, hoạt động phát triển thành viên của các câu lạc bộ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian vừa qua khá tốt và đạt được đánh giá khá cao, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Để đánh giá rõ hơn về thực trạng hoạt động phát triển thành viên chưa hiệu quả, nhóm tác giả cũng tiến hành khảo sát những biểu hiện chưa hiệu quả của hoạt động phát triển thành viên, nhóm tác giả thu được kết quả tại bảng 2.13.

Bảng 2. 13. Những biểu hiện chưa hiệu quả trong hoạt động phát triển thành viên của câu lạc bộ.

Nội dung Số sinh viên

lựa chọn

Tỷ lệ (%)

Số lượng thành viên được kết nạp ít 148 88.1

Năng lực thành viên không được nâng cao 126 75.0

Chất lượng thành viên không cao 123 73.2

Một số biểu hiện khác 86 51.2

Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát

Có thể thấy, qua kết quả khảo sát sinh viên đánh giá những biểu hiện của việc phát triển thành viên chưa hiệu quả bao gồm các biểu hiện như số lượng thành viên được kết nạp ít (148/168 sinh viên lựa chọn, chiếm tỷ lệ 88.1%), năng lưc thành viên không được nâng cao (126/168 sinh viên lựa chọn, chiếm tỷ lệ 75%), câu lạc bộ không có sức thu hút (151/168 sinh viên lựa chọn, chiếm tỷ lệ 89.9%), chất lượng thành viên không cao (123/168 sinh viên lựa chọn, chiếm tỷ lệ 73.2%). Ngoài ra, hoạt động phát triển thành viên không hiệu quả còn một số biểu hiện khác như việc tham gia hoạt động của thành viên không đồng đều, thành viên trong các câu lạc bộ không nhiệt tình, trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động, tham gia các hoạt động, việc tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm chưa cao, …

Tóm lại, có thể thấy hoạt động phát triển thành viên của các câu lạc bộ có vai trò quan trọng trong hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ. Phát triển thành viên là phát triển nguồn lực quan trọng góp phần đưa các câu lạc bộ phát triển vững mạnh hơn, đạt được mục tiêu đã đề ra. Chính vì thế, cần có những giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong các câu lạc bộ, đặc biệt trong hoạt động phát triển thành viên để nâng cao hơn nữa vai trò của các câu lạc bộ đối với học tập và rèn luyện của sinh viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)