Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ tại Trường Đạ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 61 - 65)

1.2.3.1 .Quy trình thành lập câu lạc bộ

2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ tại Trường Đạ

Đại học Nội vụ Hà Nội.

2.4.1. Ưu điểm

Nhìn chung, trong thời gian qua hoạt động của câu lạc bộ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ đã đạt được một số ưu điểm sau:

Một là, về hoạt động lãnh đạo điều hành: Các câu lạc bộ đã lãnh đạo, điều hành

có hiệu quả câu lạc bộ mình, xây dựng được chương trình hoạt động theo năm, xác định nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu hoạt động, lãnh đạo điều hành câu lạc bộ một cách hiệu quả.

Hai là, về hoạt động chuyên môn: Các câu lạc bộ tùy thuộc vào chức năng, nhiệm

vụ và mục tiêu của mình đã luôn chủ động nâng cao năng lực về chuyên môn, tổ chức các hoạt động về chuyên môn một cách chuyên nghiệp, có đầu tư và chất lượng cao. Phát huy tốt vài trò chuyên môn của mình trong việc nâng cao năng lực cho sinh viên.

Ba là, về hoạt động kiểm tra, giám sát: Các câu lạc bộ đã thường xuyên kiểm tra,

giám sát hoạt động của thành viên, đồng thời theo dõi, đánh giá thành viên tham gia câu lạc bộ một cách khách quan, chính xác. Ngoài ra, các hoạt động kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp với mục đích đề ra.

Bốn là, về hoạt động phát triển thành viên: Hàng năm, số lượng thành viên của

các câu lạc bộ đều tăng lên, đồng thời năng lực của thành viên cũng được cải thiện bằng các chương trình phát triển thành viên, điều đó đã mang lại những hiệu quả tích cực trong công tác phát triển thành viên.

Năm là, về hoạt động quản lý tài chính: Các câu lạc bộ đã thực hiện quản lý tài

chính một cách chính xác, khách quan bảo đảm nguồn tài chính cho việc tổ chức các chương trình, hoạt động. Các chương trình, hoạt động tổ chức ra đều bảo đảm các yêu cầu về quản lý tài chính.

Sáu là, đối với hoạt động truyền thông mang lại những hiệu quả tích cực trong tổ

đẩy và duy trì, tạo dựng mối quan hệ của câu lạc bộ với các cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm đã đat được, hoạt động của câu lạc bộ vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, cụ thể:

Một là, về hoạt động lãnh đạo, điều hành: Các nội dung về lãnh đạo điều hành

chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, lãnh đạo vẫn còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể, chưa bám sát vào hoạt động của câu lạc bộ, đặc biệt là ở một số câu lạc bộ còn chưa bám sát vào mục tiêu, tầm nhìn, xứ mệnh và giá trị cốt lõi mà câu lạc bộ hướng tới.

Hai là, về hoạt động chuyên môn: Một số câu lạc bộ năng lực chuyên môn còn

hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn để có thể dẫn dắt, thực hiện các hoạt động chuyên môn của mình. Bên cạnh đó, chưa thường xuyên đổi mới, nâng cao năng lực chuyên môn để có thể đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn.

Ba là, về hoạt động kiểm tra, giám sát: Một số câu lạc bộ còn chưa có kế hoạch

kiểm tra, giám sát cụ thể mà chủ yếu thực hiện theo tính chất ngẫu nhiên hoặc khi có vấn đề xảy ra cần kiểm tra, giám sát để xử lý, giải quyết công việc. Ngoài ra, một số câu lạc bộ việc kiểm tra, giám sát còn chưa khách quan, trung thực, chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát.

Bốn là, về hoạt động phát triển thành viên: Một số câu lạc bộ phát triển thành

viên về số lượng rất tốt nhưng chất lượng thành viên còn hạn chế, chưa chú trọng tới việc phát triển thành viên về năng lực, trình độ để có thể tổ chức và tham gia hoạt động một cách hiệu quả.

Năm là, về hoạt động quản lý tài chính: Một số câu lạc bộ quản lý tài chính chưa

hiệu quả, chưa công khai minh bạch trong tài chính, đồng thời đối với việc tổ chức các chương trình hoạt động nguồn tài chính chưa bảo đảm để thực hiện.

Sáu là, đối với hoạt động truyền thông lượng tương tác ở một số câu lạc bộ còn

thấp, nội dung truyền thông còn chưa đa dạng, phong phú, chưa có sức hút đối với mục tiêu truyền thông. Bên cạnh đó, việc mở rộng quan hệ với các đơn vị đối tác, doanh nghiệp còn hạn chế chưa tiếp cận được các đơn vị đối tác mới.

Những hạn chế trong hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Một là, do năng lực của người đứng đầu các câu lạc bộ còn hạn chế, chưa đáp

ứng được các yêu cầu của việc lãnh đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ, chưa có những định hướng cho hoạt động của câu lạc bộ, dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao.

Hai là, do nguồn lực tài chính của câu lạc bộ còn hạn chế, nguồn lực này chưa

được phân bổ kinh phí của nhà trường trong tổ chức các hoạt động, chủ yếu dựa trên nguồn lực xã hội hóa, nguồn tài trợ hoặc do các thành viên câu lạc bộ tự đóng góp nên việc tổ chức hoạt động còn nhiều khó khăn, chưa phát huy được vai trò và hiệu quả của các câu lạc bộ.

Ba là, do sự tác động của các yếu tố cả chủ quan và khách quan trong đó, các yếu

tố chủ quan từ chính bản thân thành viên tham gia câu lạc bộ chưa nhiệt tình, trách nhiệm và tích cực trong hoạt động, … các yếu tố khách quan đó là sự tác động của môi trường bên ngoài làm cho các hoạt động của câu lạc bộ bị ảnh hưởng, dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Bốn là, do các câu lạc bộ còn thiếu địa điểm để tổ chức hội họp và tổ chức các

hoạt động, hiện nay các câu lạc bộ phải sử dụng phòng học của nhà trường để hội họp sau khi hết giờ hành chính, điều đó gây ra những khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động. Một số câu lạc bộ còn phải họp ngoài sân, không có không gian để có thể triển khai các công việc một cách chất lượng, điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới việc tổ chức các hoạt động của câu lạc.

Năm là, do cơ sở vật chất của các câu lạc bộ còn thiếu thốn nhiều, chưa đáp ứng

được các yêu cầu phục vụ tổ chức các hoạt động dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao.

Tiểu kết Chương 2

Trong chương 2, nhóm tác giả đã giới thiệu khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và khái quát về các câu lạc bộ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Nhìn chung các câu lạc bộ tại Trường khá đa dạng và phong phú, nhóm tác giả đã chia câu lạc bộ ra làm 2 nhóm là câu lạc bộ học thuật và câu lạc bộ kỹ năng, đây là căn cứ để nhóm tác giả xác định hoạt động của từng nhóm câu lạc bộ. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu thực trạng hoạt động của câu lạc bộ thông qua hoạt động về lãnh đạo, điều

hành, kiểm tra, giám sát, quản lý tài chính, phát triển thành viên, …Nhìn chung các hoạt động đều đạt được những hiệu quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Nhóm tác giả đã tiến hành đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân của những hạn chế, đây là cơ sở để nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp ở chương 3.

Chương 3.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)