1.2.3.1 .Quy trình thành lập câu lạc bộ
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ tạ
2.2.5. Hoạt động quản lý tài chính
Tài chính là nguồn lực quan trọng của bất cứ tổ chức nào, trong các câu lạc bộ, tài chính là nguồn lực để thực hiện và duy trì tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ, một câu lạc bộ muốn tồn tại và phát triển cần có nguồn lực tài chính mạnh và ngày càng phát triển.Tuy nhiên, thực tế cho thấy tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội tài chính hoạt động của các câu lạc bộ chưa được phân bổ kinh phí mà chủ yếu là từ nguồn xã hội hóa hoặc do thành viên tự đóng góp. Hoạt động quản lý tài chính của câu lạc bộ có vai trò quan trọng để phát huy hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ.
Nội dung quản lý tài chính của các câu lạc bộ bao gồm các nội dung về quản lý thu chi của câu lạc bộ, quản lý quỹ hoạt động của câu lạc bộ, quản lý nguồn tài trợ, … những nội dung này được tổ chức và quản lý một cách đầy đủ, nghiêm túc, có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động của câu lạc bộ.
Để đánh giá về hiệu quả hoạt động quản lý tài chính của câu lạc bộ, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát và thu thập được số liệu tại bảng 2.14.
Bảng 2. 14. Đánh giá của sinh viên về hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính của các câu lạc bộ.
Nội dung Số sinh viên
lựa chọn
Tỷ lệ (%)
Rất hiệu quả 78 46.4
Hiệu quả 81 48.2
Chưa hiệu quả 9 5.4
Tổng 168 100
Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát
Có thể thấy, có 78/168 sinh viên cho rằng hoạt động quản lý tài chính của câu lạc bộ rất hiệu quả, 81/168 sinh viên đánh giá hoạt động quản lý tài chính của các câu lạc bộ hiệu quả, 9/168 sinh viên đánh giá hoạt động quản lý tài chính của các câu lạc bộ chưa hiệu quả. Điều đó có thể thấy rằng hoạt động quản lý tài chính của câu lạc bộ vẫn còn một số hạn chế bất cập dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Khi nghiên cứu về những hạn chế, bất cập dẫn đến hoạt động chưa hiệu quả trong quản lý tài chính, nhóm tác giả thu thập được một số biểu hiện tại bảng 2.15.
Bảng 2. 15. Những biểu hiện chưa hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính của câu lạc bộ.
Nội dung Số sinh viên
lựa chọn
Tỷ lệ (%)
Nguồn quỹ không được công khai, minh bạch 156 92.9 Quỹ của câu lạc bộ không đủ để hoạt động 139 82.7 Các nguồn tài trợ, nguồn xã hội hóa ít 105 62.5 Không có sổ sách ghi chép hoạt động thu-chi 122 72.6
Một số biểu hiện khác 89 53.0
Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát
Qua kết quả khảo sát, nhóm tác giả nhận thấy những hạn chế dẫn dẫn đến hoạt động quản lý tài chính chưa hiệu quả bao gồm nguồn quỹ của câu lạc bộ không được công khai, minh bạch (156/168 sinh viên lựa chọn, chiếm tỷ lệ 92.9%), quỹ của câu lạc
bộ không đủ để hoạt động (139/168 sinh viên lựa chọn, chiếm tỷ lệ 82.7%), các nguồn tài trợ, nguồn xã hội hóa ít (105/168 sinh viên lựa chọn, chiếm tỷ lệ 62.5%). Ngoài ra, vẫn còn một số câu lạc bộ hoạt động quản lý tài chính không có sổ sách ghi chép hoạt động thu-chi (122/168 sinh viên lựa chọn, chiếm tỷ lệ 72.6%), bên cạnh đó còn một số biểu hiện khác như khả năng huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài chưa cao, duy trì hoạt động quản lý tài chính chưa thường xuyên, …
Tóm lại, có thể thấy rằng, hoạt động quản lý tài chính của câu lạc bộ có vai trò quan trọng trong việc đưa câu lạc bộ phát triển và đạt được mục tiêu đã đề ra. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ. Nhìn chung, trong thời gian qua hoạt động quản lý tài chính của câu lạc bộ đã đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số bất cập dẫn đến hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ chưa cao. Chính vì thế, cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính của câu lạc bộ.