1.2.3.1 .Quy trình thành lập câu lạc bộ
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ tạ
2.2.6. Một số hoạt động khác
Bên cạnh các hoạt động về lãnh đạo, điều hành, các hoạt động về chuyên môn, kiểm tra, giám sát, hoạt động phát triển thành viên, hoạt động quản lý tài chính thì hoạt động của các câu lạc bộ còn bao gồm nhiều nội dung khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi đề tài nghiên cứu này nhóm tác giả tập trung nghiên cứu một số hoạt động khác bao gồm:
Thứ nhất, hoạt động truyền thông của câu lạc bộ
Truyền thông là hoạt động có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện các chương trình, sự kiện nhằm mang lại hiệu quả cao, đồng thời quảng bá hình ảnh, thương hiệu, uy tín của câu lạc bộ. Hoạt động truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của các câu lạc bộ, là hoạt động không thể thiếu và giữ một vị trí đặc biệt quan trọng.
Các câu lạc bộ luôn chú trọng tới hoạt động truyền thông bằng việc xây dựng cho mình những kênh truyền thông riêng qua mạng xã hội như facebook, tiktok, … đồng thời quảng bá hình ảnh, sự kiện qua các trang thông tin đó. Khi tiến hành khảo sát về đánh giá của sinh viên về hiệu quả của hoạt động truyền thông của câu lạc bộ, nhóm tác giả thu thập được kết quả tại bảng 2.16
Bảng 2.16. Đánh giá về hiệu quả trong hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ.
Nội dung Số sinh viên
lựa chọn
Tỷ lệ (%)
Rất hiệu quả 111 66.1
Hiệu quả 43 25.6
Chưa hiệu quả 14 8.3
Tổng 168 100
Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát
Có thể thấy, có 111 sinh viên cho rằng hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ rất hiệu quả, 43 sinh viên cho rằng hoạt động truyền thông hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 14/168 sinh viên đánh giá hoạt động truyền thông của một số câu lạc bộ chưa hiệu quả. Điều đó cho thấy, hoạt động truyền thông của một số câu lạc bộ vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chất lượng truyền thông chưa cao, số lượng tiếp cận truyền thông còn thấp, mức độ tương tác qua các bài đăng truyền thông thấp, … chính vì thế cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ.
Thứ hai, hoạt động kết nối, hợp tác của câu lạc bộ
Các câu lạc bộ đều có hoạt động kết nối, hợp tác với các câu lạc bộ bạn, các đối tác, doanh nghiệp trong thực hiện các chương trình của mình. Sự hợp tác đó có vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động. Thực tế cho thấy, tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có rất nhiều các câu lạc bộ hợp tác với các cơ quan, đơn vị bên ngoài như Câu lạc bộ Nhà Quản trị nhân lực luôn chủ động kết nối hợp tác với các đơn vị như Công ty Cổ phần Thương hiệu và Quản trị Thanhs, Xây dựng và phát triển mối quan hệ với hàng chục doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Misa, Công ty cổ phần Giáo dục và Truyền thông Nam Việt, Công ty Viet Foder; Tập đoàn ANZ, Tập đoàn Intracom, …Câu lạc bộ kỹ năng ASK kết nối hợp tác với Trung tâm tiếng Anh MSD, … và nhiều câu lạc bộ khác cũng luôn chú trọng và phát huy vai trò kết nối, hợp tác của mình.
Để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ trong hoạt động kết nối, hợp tác nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát và thu thập được số liệu tại bảng 2.17
Bảng 2.17. Đánh giá về hiệu quả trong hoạt động kết nối, hợp tác của câu lạc bộ.
Nội dung Số sinh viên
lựa chọn
Tỷ lệ (%)
Rất hiệu quả 85 50.6
Hiệu quả 56 33.3
Chưa hiệu quả 27 16.1
Tổng 168 100
Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát
Qua bảng 2.17, có 85/168 sinh viên cho rằng hoạt động kết nối, hợp tác rất hiệu quả (chiếm tỷ lệ 50.6%), 56/168 sinh viên cho rằng hoạt động kết nối, hợp tác đạt được hiệu quả (chiếm tỷ lệ 33.3%). Tuy nhiên bên cạnh đó, còn 27/168 sinh viên đánh giá hoạt động này chưa hiệu quả (chiếm tỷ lệ 16.1%). Từ đó có thể thấy, hoạt động kết nối, hợp tác của các câu lạc bộ vẫn còn những hạn chế, bất cập, cụ thể việc kết nối, hợp tác vẫn chưa được diễn ra thường xuyên, nội dung hợp tác vẫn chưa đa dạng, việc mở rộng đối tác còn hạn chế, … chính vì thế cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kết nối, hợp tác.