Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 68 - 72)

9. Kết cấu luận văn

2.5. Nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại, hạn chế

2.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

2.5.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Thời tiết, thiên tai, dịch bênh diễn biến phức tạp tác động đến người dân và cây trồng, vật nuôi;

- Suy giảm kinh tế ảnh hưởng tới huyện không nhỏ vì kinh tế huyện Phúc Thọ cũng nằm trong hệ thống kinh tế của cả nước nói riêng và của thế giới nói chung;

- Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện còn chậm; một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chậm bổ sung, sửa đổi thống nhất và tốc độ đô thị hóa quá nhanh là nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề và làm dân sinh bức xúc cũng gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

- Các chính sách, giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện vẫn chưa đủ mạnh, chưa tạo được sự đột phá;

- Tình trạng kéo dài sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa theo chiều rộng; sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế chậm;

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh chưa cao;

- Tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng cao của huyện còn thấp, tính cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn khá yếu so với khu vực và quốc tế;

- Cơ chế, chính sách chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện và chưa tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng, lợi thế của một huyện cos nhiều tiềm năng như Phúc Thọ. Trong khi, năng suất của nền kinh tế huyện còn thấp, trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp còn ở mức trung bình và chậm đổi mới, vốn sản xuất ít, phần lớn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, rất dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động của nền kinh tế;

- Công nghiệp hỗ trợ thì chậm phát triển, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu bên ngoài. Hạ tầng phục vụ cho phát triển lại ngày càng quá tải, bất cập, cản trở việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Công tác quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền mặc dù được đánh giá là năng động nhưng vẫn chưa theo kịp sự phát triển và chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay .

2.5.2.2. Nguyên nhân chủ quan

- Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của một số địa phương trong Huyện còn thấp so với yêu cầu của việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở địa phương;

- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở nhiều cơ sở còn hạn chế; - Tổ chức thực hiện Nghị quyết và chương trình hành động vẫn là khâu yếu; tư tưởng ngại khó, ỷ lại, trông chờ cấp trên vẫn còn tồn tại ở một số cơ sở, ban, ngành; sự phối hợp giữa các ngành còn chưa đồng bộ;

- Hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở trên một số lĩnh vực còn hạn chế, thể hiện khi có vụ việc phức tạp xảy ra thì công tác tham mưu, xử lý lúng túng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm;

- Một số cán bộ, một số tổ chức ở nhiều địa phương nói riêng và trong toàn huyện nói chung còn kém nhạy bén, nhanh nhẹn trong việc bắt kịp xu thế của thế giới, biểu hiện trong việc họ chậm cập nhật các văn bản của cấp trên nên việc tổ chức thực hiện cũng bị chậm hay việc không thể dự đoán được xu thế thị trường cũng như chậm nắm bắt nhu cầu của thị trường nên trong khâu tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc;

- Còn lúng túng trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn, nhất là kinh tế đô thị. Trong đó, có những hạn chế do chính sách kinh tế vĩ mô thời gian qua chưa có tác động tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cạnh tranh, nhất là các chính sách định hướng cho doanh nghiệp chuyển từ gia công sang sản xuất... [16, tr. 16].

* Kết luận Chƣơng 2:

Huyện Phúc Thọ có những thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như những điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc phát triển một nền nông kinh tế thiên về các mặt hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp theo hướng hàng hóa.

Trong những năm qua, nhờ có sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong toàn huyện mà nền kinh tế của Huyện được chuyển biến theo hướng tích cực. Chỉ trong vòng vài năm thực hiện chương trình xây

dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của huyện đã có những thay đổi rõ rệt: tốc độ tăng trưởng kinh tế khá; thu nhập bình quân đầu người tăng lên; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Có được những thành quả đó là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, tổ chức thực hiện tốt những chính sách được đưa ra của Chính quyền Huyện cùng với sự nỗ lực phấn đấu trong sản xuất của nhân dân trong toàn huyện.

Tuy nhiên, trong xu thế của thế giới cũng như của cả nước đang biến đổi nhanh chóng như hiện nay thì việc vận dụng những chủ trương, đường lối, chính sách phát triển của huyện vào đời sống không tránh khỏi những bất cập, hạn chế. Điều quan trọng ở đây chính là Đảng bộ và Chính quyền Huyện phải làm cách nào để cùng hòa chung với xu thế phát triển của cả nước, từng bước đưa ra những chính sách, đường đi phù hợp với thực tiễn để Phúc Thọ bắt kịp với nhịp độ phát triển chung, đưa nền kinh tế của huyện đi lên cùng với nền kinh tế của toàn quốc.

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ỦY BAN NHÂN

DÂN HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)