Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 66 - 68)

9. Kết cấu luận văn

2.5. Nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại, hạn chế

2.5.1.2. Nguyên nhân chủ quan

Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua của Huyện Phúc Thọ có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân trực tiếp đó là:

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Thành ủy, thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; sự phối hợp giúp đỡ của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Thành phố;

- Sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân trong huyện, đặc biệt Hệ thống chính trị được củng cố, đoàn kết, thống nhất, đổi mới phong cách lãnh đạo, năng động, sáng tạo, chủ động, kịp thời, chỉ đạo tập trung và quyết liệt; dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm trong t ổ chức thực hiện nhiệm vụ ở các địa phương;

- Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng để động viên đội ngũ cán bộ và quần chúng nhân dân, khơi dậy tinh thần hăng hái thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Các cấp, các ngành, các đoàn thể tích cực đổi mới phong cách làm việc, bám sát nhiệm vụ chính trị tạo ra phong trào thi đua đồng đều trên các lĩnh vực, phấn dấu hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra;

- Coi trọng công tác xây dựng hệ thống chính trị đặc biệt là công tác đào tạo, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ, thực hiện luân chuyển cán bộ hợp lý để phù hợp với chuyên môn mang lại hiệu quả cao trong công việc. Luôn bám

sát thực tiễn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời đưa ra các giải pháp cho các nhiệm vụ trọng tâm;

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lao động, đất đai, vốn và tài nguyên phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Nhận thức của nhân dân được nâng lên; truyền thống đoàn kết, ý thức công dân, đức tính cần cù, sáng tạo, chủ động, kịp thời khắc phục khó khăn của cán bộ và các tầng lớp nhân dân được phát huy;

- Trong những năm qua, huyện có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế tạo nên sự thay đổi tích cực. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người 9,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế vì thế chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp- thương mại và tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, đời sống nhân dân vì vậy được nâng lên rõ rệt.

Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp được các cấp, các ngành triển khai mạnh mẽ. Nhiều giống cây có giá trị kinh tế, năng suất, chất lượng cao được đưa vào gieo trồng, giá trị sản xuất canh tác tăng từ 26 triệu ha/năm năm 2000 lên 70 triệu/ha năm 2010.

- Có thể thấy rằng sự nhạy bén trước tiên là của các cấp quản lý, cụ thể là của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ, sau là của toàn dân trong địa bàn huyện đã đưa đến những kết quả đáng khả quan và khích lệ như ngày hôm nay. Huyện Phúc Thọ được đánh giá là huyện đứng tốp đầu trong việc xây dựng nông thôn mới mà quan trọng là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Các vấn đề xã hội trong toàn huyện nhìn chung ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nổi bật trong 10 năm qua là chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện, số hộ nghèo trong toàn huyện năm 2011 chỉ còn 11%. Cơ sở vật chất giáo dục, y tế được

tăng cường, xây mới trên 1.200 phòng học, nâng tỷ lệ kiên cố hóa và cao tầng đạt 100% số trường trong huyện.

Công tác dạy nghề ngày càng được trú trọng theo hướng xã hội hóa cùng với các trường, các trung tâm và các cơ sở dạy nghề tư nhân nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 20%....

- Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,, xây dựng cơ quan văn hóa, làng xã văn hpas, gia đình văn hóa được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, nhân dân thực hiện hiệu quả. Đến nay đã có 78/79 làng có quy ước văn hóa, có 56 làng đạt làng văn hóa (chiếm 70,8%), 27.774 hộ đạt gia đình văn hóa (chiếm 71,2%).

- Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường trong huyện có chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường được quan tâm, nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân về bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực do có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môi trường đối với việc phát triển kinh tế- xã hội cũng như đối với đời sống con người.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn yếu kém và nhiều thách thức do việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số đã làm cho ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi trong huyện đến mức báo động [16, tr. 14, 15].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)