9. Kết cấu luận văn
3.2. Nhóm giải pháp hành chính
3.2.3. Tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân huyện với ngườ
người dân, doanh nghiệp và nhà khoa học
Trong giai đoạn hiện nay, khoa học công nghệ là động lực chính cho tăng trưởng nông nghiệp một cách bền vững. Việc triển khai những ứng dụng khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất nông nghiệp không chỉ có Nhà nước và các cơ quan, viện nghiên cứu khoa học tham gia mà rất cần có sự tham gia của các doanh nghiệp và người nông dân. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải có những chính sách cũng như những giải pháp để tạo ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa bốn nhà: Nhà nước, nhà khoa học, daonh nghiệp và nông dân.
Thực tế, doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ công nghệ , đồng thời tạo ra những cơ hội mới cho nông dân tiếp cận công nghệ. Đặc biệt, đưa doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp sẽ phần nào giải quyết được vấn đề vốn và dầu ra cho sản phẩm.
Cho tới thời điểm này, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân nhưng doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi dầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là về đất đai và vốn: đất đai nhỏ lẻ, sản xuất thủ công manh mún, chậm dồn điền đổi thửa; vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm mà độ rủi ro lại cao .. Do vậy, các doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn tham gia vào sản xuất nông nghiệp.
Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hình thức “Nhà nước đầu tư, Nhà nước quản lý” hay mô hình “Nhà nước đầu tư, daonh nghiệp quản lý” thì tỷ lệ thành công rất thấp. Kinh nghiệm các nước và thực tiễn cho thấy mô hình “Doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp quản lý và Nhà nước hỗ trợ” đem lại thành công nhiều hơn. Vì vậy, rất cần xây dựng các cơ
hình liên kết công – tư nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp.
Thực tế trên là một thực tế phổ biến trong cả đất nước. Huyện Phúc Thọ cũng không nằm ngoài thực tế đó. Sự liên kết giữa Nhà nước với tư nhân trong sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế, nếu không muốn nói là chưa xuất hiện ở địa bàn Huyện. Chính vì kinh nghiệm cho thấy sự liên kết theo mô hình này mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong giai đoạn Huyện Phúc Thọ đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp để hoàn thành nông thôn mới, Ủy ban nhân dân Huyện cần phải mạnh dạn đưa ra các chính sách ưu đãi để doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.
Theo đó, doanh nghiệp đầu tư và lựa chọn mô hình tốt nhất để sử dụng và tự quản lý đồng vốn của mình nhằm tăng hiệu quả. Nhà nước có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước tổ chức quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, công khai quy hoạch và chính sách đến doanh nghiệp và người dân. Chính quyền địa phương ở những khu vực ứng dụng công nghệ cao phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong quá trình triển khai, vận động người dân tham gia và ủng hộ doanh nghiệp. Qua thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế, Nhà nước tổng kết, đúc rút kinh nghiệm những mô hình thành công, tiến hành cho triển khai nhân rộng.
Đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp tự lựa chọn mô hình ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp đầu tư và doanh nghiệp quản lý. Bên cạnh các hỗ trợ về thủ tục và chính sách, cũng có thể tính tới các hình thức đối tác công – tư chặt chẽ hơn trong ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, trong đó, Nhà nước và doanh nghiệp cùng góp vốn, cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cũng có thể tạo điều kiện cho nông dân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất và nông dân được
hưởng lợi trên tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp và nông dân có cam kết cụ thể bằng văn bản và dưới sự bảo hộ của chính quyền địa phương.
Cũng cần nói thêm rằng cần phải khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, cần áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc miễn tiền thuế có thời hạn đối với việc thuê đất cho doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục dành ưu tiên cấp tín dụng cho khu vực nông thôn, đặc biệt cho các doanh nghiệp đứng ra dầu tư ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Với đầu tư thiết bị, máy móc cần có chính sách ưu đãi về lãi suất và vốn vay dài hạn tính theo chu kỳ sản xuất.
Đặc biệt hơn nữa, cần thay đổi tư duy từ sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo nhu cầu thị trường. Nhà nước hỗ trợ xác định thị trường chiến lược cho từng ngành hàng và ký các cam kết quốc gia để đảm bảo rủi ro thấp nhất.
Phát triển hệ thống thông tin và dự báo, phân tích thị trường, cập nhật tiêu chuẩn chất lượng đối với từng sản phẩm ở các thị trường khác nhau để hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng chủng loại sản phẩm và từng thị trường cụ thể; tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa thương vụ và doanh nghiệp trong nước; tiến hành các đàm phán về kỹ thuật song phương (thú y, bảo vệ thực vật ) với các đối tác để tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường; tổ chức chương trình nghiên cứu đánh giá, dự báo tác động và hình thành hệ thống giám sát việc thực hiện để đảm bảo tránh các tác động xấu có thể xảy ra đối với doanh nghiệp và người nông dân tham gia sản xuất hàng hóa.
Điều quan trọng trong hệ thống giải pháp này là Nhà nước, trực tiếp ở đây là Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ phải thật sự phát huy tốt vai trò của mình. Vai trò của Ủy ban nhân dân Huyện trong trường hợp này vừa đóng vai trò quản lý, vừa chi phối, vừa điều tiết và vừa thúc đẩy phát triển mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học với nông dân. Để tạo ra được những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay là một
điều không hề dễ, gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại do tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún, do thói quen sản xuất tự cung t ự cấp của người nông dân chúng ta chưa thể ngày một ngày hai mà cải thiện được và một phần do doanh nghiệp ngại đầu tư, do Nhà nước thiếu vốn nhưng để thật sự áp dụng có hiệu quả mô hình này thì cả Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân cần phải cùng nhau cố gắng mới có thể đưa hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa lên được.
Trong chuỗi các giải pháp về vốn, về khoa học công nghệ, về chính sách ưu đãi không phải chúng ta thực hiện từng giải pháp nhỏ lẻ mà phải thực hiện đồng bộ, cùng lúc huy động nhiều nguồn khác nhau để các giải pháp có thể hỗ trợ cho nhau. Bên cạnh đó cần tích cực tuyên truyền, vận động để người nông dân hiểu được lợi ích của việc liên kết này, từng bước thay đổi tư duy nhỏ lẻ, manh mún của họ và để họ biết được những quyền lợi trước hết là về kinh tế mà họ có thể được hưởng khi liên kết diễn ra thuận lợi.