9. Kết cấu luận văn
3.2. Nhóm giải pháp hành chính
3.2.2. Hoàn thiện các chế tài liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Ủy ban nhân dân các cấp; từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp.
Thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, luận chuyển, giải quyết chế độ chính sách đúng quy trình, quy định. Tăng cường kiểm tra, rà soát chất lượng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức; thường xuyên điều chỉnh, bố trí lại cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực sự để người dân được phát huy quyền làm chủ của mình, được tham gia vào các công việc của nhà nước và đánh giá cán bộ, công chức. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai, thu chi tài chính và xây dựng cơ bản. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa.
Hai nội dung cơ bản của cải cách hành chính là xây dựng đội ngũ cán bộ chuẩn và xây dựng cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh là hai nội dung có quan hệ mật thiết với nhau. Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đúng tiêu chuẩn là tiền đề vững chắc cho việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện và cơ cấu tổ chức hoàn thiện chứng tỏ đội ngũ cán bộ, công chức được phân công công việc hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế muốn thực hiện tốt việc cải cách hành chính thì cần tiến hành song song các nội dung này để hiệu quả được phát huy một cách tối đa.
3.2.2. Hoàn thiện các chế tài liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tế
Để có thể nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân Huyện đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện thì vấn đề cực kỳ
kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa là các Chương trình, đề án, kế hoạch, quyết định, chỉ thị được bạn hành liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc mới có thể phát huy được tác dụng của nó trong thực tế đời sống. Hoàn thiện được các chế tài liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế không phải là một vấn đề dễ dàng, ngày một ngày hai mà là cả một quá trình dài. Bởi chuyển dịch cơ cấu kinh tế không phải là một việc làm chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế, đi kèm theo nó là cả hệ thống các vấn đề liên quan từ đất đai, tín dụng, môi trường đến vấn đề con người (người cán bộ quản lý) . Để nâng cao hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết là Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ phải phát huy vai trò của mình trong việc hoàn thiện các chế tài liên quan tạo ra sự thông thoáng, thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với việc xây dựng nông thôn mới đang diễn ra nhành và mạnh mẽ trong địa bàn Huyện.
Chính sách đất đai
- Trước hết phải tiếp tục chỉ đạo cuộc vận động dồn điền, đổi thửa trong các hộ nông dân từ 10-12 mảnh/hộ xuống còn 1-2 mảnh/hộ, không còn manh mún, nhỏ lẻ để tiến hành sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hoặc có thể dùng "mảnh lớn" để góp cổ phần bằng ruộng đất, phục vụ sản xuất hàng hóa.
- Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, giao quyền sử dụng lâu dài cho nông dân từ 20 năm lên 50-70 năm.
- Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn sẽ diễn ra sự phân công lại lao động. Lao động trong nông nghiệp sẽ dịch chuyển ra các khu công nghiệp, thành thị, ra làm dịch vụ , sẽ phải giảm từ 70% xuống còn 40% rồi 20% và khi nước ta trở thành nước công nghiệp thì lao động trong nông nghiệp chỉ còn dưới 10%. Cho nên bỏ chính sách hạn điền để mở đường cho tập trung và tích tụ ruộng đất tạo điều kiện cho các loại hình sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, hiện đại, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân.
Phải có cơ chế chính sách cho nông dân, hay bất kể mô hình nào cũng được vay vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Không được vay vốn thì mô hình nào cũng không hoạt động và phát triển được. Chính sách tín dụng hiện nay chưa thực sự tạo điều kiện cho các loại hình hợp tác vay vốn để phát triển sản xuất. Ngoài hệ thống ngân hàng chính sách, Ủy ban nhân dân nên huy động cả các thành phần khác có vốn cho nông dân vay như Quỹ tín dụng nhân dân hay có thể các ngân hàng khác để nông dân có them nguồn vốn rộng rãi hơn đầu tư cho sản xuất lớn, lâu dài.
Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp
Nhà nước kêu gọi các loại hình doanh nghiệp đầu tư, liên doanh, liên kết với hợp tác xã, với nông dân bằng nhiều chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế, ưu tiên vay vốn, tiêu thụ sản phẩm, bảo hộ sản phẩm để doanh nghiệp thuận lợi đầu tư vào nông nghiệp, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn.
Chính sách đào tạo cán bộ
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các dạng hình hợp tác là vô cùng quan trọng, nó nâng cao nguồn lực lâu dài cho các mô hình để quản lý, kinh doanh có hiệu quả, mở rộng liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế. Đây là yếu tố con người mang tính quyết định thành bại. Đảng và Nhà nước cần có chính sách đưa cán bộ giỏi, có kinh nghiệm, năng lực, sinh viên tốt nghiệp ra trường về nông thôn giúp nông dân, giúp hợp tác xã xây dựng nông thôn mới, xây dựng hợp tác xã làm ăn lớn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X xác định: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chưa đặt vấn đề giải quyết quan hệ sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường, nhiều thành phần kinh tế. Đề nghị Đảng cần có nghị quyết riêng về giải quyết quan hệ sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở nông thôn rộng lớn của chúng ta hiện nay.