Vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 96 - 106)

9. Kết cấu luận văn

3.3. Nhóm giải pháp về nhận thức, tuyên truyền

3.3.2. Vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác

tác động tích cực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Thông qua các hoạt động tuyên truyền làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân (nhất là khu vực nông thôn), hiểu đầy đủ hơn về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, thay đổi thói quen, tập quán

lạc hậu, tự giác chỉnh trang nhà cửa, thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thực hiện không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường; làm và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi; làm chuồng và di dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà; có ý thức trong việc thu gom, xử lý rác thải, nước thải đúng nơi quy định, giữ vệ sinh chung tại khu dân cư, tránh gây ô nhiễm môi trường cộng đồng, trên tinh thần tự nguyện để tham gia cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn... nhiệt tình tham gia, đóng góp tích cực cho chương trình, phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

- Tiếp tục tuyên truyền, làm rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện; các tiêu chí nông thôn mới (19 tiêu chí) và các văn bản của Trung ương, của Thành phố có liên quan; đặc điểm, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới; những nội dung cơ bản của Chương trình xây dựng nông thôn mới của Phúc Thọ giai đoạn 2011 – 2015; gắn tuyên truyền miệng với vận động trực tiếp đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân gương mẫu, tích cực tham gia hưởng ứng

phong trào “Vệ sinh môi trường nông thôn”, nhất là tại các xã đang xây dựng

mô hình điểm về cải tạo tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang, làm và sử dụng nhà vệ sinh, chuồng gia súc hợp vệ sinh; khắc phục tư tưởng trong chờ, ỷ lại vào Nhà nước; phòng, chống các tệ nạn xã hội

- Tiếp tục tuyên truyền, vân động nhân dân thực hiện Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015 gắn với triển khai thực hiện Đề án và Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù hợp với tình thực tế của địa phương mình;

đồng thời tuyên truyền gắn với Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa tại khu dân cư”, giữ gìn bản sắc dân tộc, truyền thống dân tộc, phong tục tập quán tốt đẹp; cưới, tang, lễ hội trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và nhân dân, người có uy tín hưởng ứng, tự giác tham gia phong trào; hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của huyện liên quan đến vệ sinh môi trường nông thôn, vệ sinh môi trường nông thôn; giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị đất canh tác trên địa bàn huyện; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, người dân trong việc thực hiện làm nhà tiêu hợp vệ sinh; triển khai thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện đạt và vượt mục tiêu cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn mà đề án xây dựng nông thôn mới đã xác định.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tại các điểm bưu điện văn hóa, tủ sách, làng văn hóa; quy hoạch, xây dựng nghĩa trang nhân dân các làng, xã, thị trấn. Xây dựng và phát huy trang thông tin điện tử; tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động xã hội.

Củng cố, nâng cấp hệ thống đài truyền thanh, trang thiết bị được nâng cấp để hoạt động có hiệu quả.

* Kết luận Chƣơng 3:

Các nhóm giải pháp được đưa ra ở Chương 3 là các nhóm giải pháp đứng từ góc độ của quản lý hành chính nhà nước, coi Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ là chủ thể. Đương nhiên đây không phải là tất cả các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ đối với lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà đây là những giải pháp mang tính toàn diện nhất.

Để phát huy tác dụng tối đa của các giải pháp, chúng ta không nên thực hiện chúng một cách đơn lẻ, rời rạc mà nên kết hợp chúng lại với nhau thực hiện một cách đồng bộ, sắp xếp đúng giải pháp đối với từng lĩnh vực. Hiệu quả thực hiện giải pháp này có thể là tiền đề, nguyên nhân của hiệu quả giải

pháp khác. Chính vì vậy không nên bỏ sót một giải pháp nào mà nên huy động tổng hợp các nguồn lực hiện có để hiệu quả mang lại là tối đa.

Trong quá trình thực hiện các giải pháp này, không có giải pháp nào là quan trọng nhất, giải pháp nào quan trọng thứ hai... nhưng áp dụng trong giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, nhóm giải pháp về cải cách hành chính và huy động vốn nên được chú trọng bởi nếu thực hiện tốt nhóm giải pháp này thì vai trò của Ủy ban nhân dân huyện được phát huy mạnh mẽ hơn để có thể đưa tăng hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện lên đưa bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.

KẾT LUẬN

Luận văn đã tập trung vào việc đưa ra và đánh giá những vấn đề về hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nhiều góc độ khác nhau. Nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phúc Thọ đã bước đầu đạt được những thành tựu to lớn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên chúng ta không thể chỉ nhìn vào những kết quả tốt đẹp, những tác động tích cực mà quên đi những tồn tại, vướng mắc và những tác động tiêu cực, mặt trái của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện.

Thực tế đã cho thấy rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong địa bàn huyện Phúc Thọ đan xen giữa tự phát và tự giác của người dân nên đôi khi dẫn đến việc hiệu quả đạt được còn chưa cao. Để đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu của nhân dân trong huyện, tính tự phát cần phải được hạn chế đi và tăng tính tự giác lên bằng sự can thiệp, quản lý của nhà nước mà đại diện ở đây là Ủy ban nhân dân huyện để hiệu quả đạt được ngày càng cao hơn.

Trong những năm vừa qua, đối với huyện Phúc Thọ thuận lợi là cơ bản, nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức. Song được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các ban, ngành của Thành phố, Đảng bộ, Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ cùng với nhân dân trong huyện đã đoàn kết, thống nhất, chỉ đạo có đồng bộ, có chất lượng những vấn đề lớn, đồng thời động viên các cấp, các ngành và toàn dân nỗ lực phấn đấu t ạo sự chuyển biến mới trên các lĩnh vực quan trọng, hoàn thành tương đối toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch Đại hội đã đề ra.

Nông nghiệp, nông thôn được chú trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khá. Cơ sở vật chất phục vụ dân sinh kinh tế được tăng cường, nhất là đường giao thông, trường học, trạm

y tế, trụ sở làm việc, hệ thống chợ, thủy lợi, các thiết chế văn hóa, thể thao, truyền thanh. Bộ mặt nông thôn được đổi mới đồng đều giữa các xã, thị trấn. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ ổn định, đổi mới phương pháp tổ chức, chỉ đạo điều hành và thực hiện. Trách nhiệm và chất lượng phục vụ nhân dân có chuyển biến tốt hơn. Mọi nguồn lực của địa phương được quản lý và sử dụng có hiệu quả. Các chế độ chính sách và vấn đề an sinh xã hội được quan tâm.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Quốc phòng được củng cố. Chất lượng công tác của chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị được nâng lên rõ rệt, sự phối hợp giữa lãnh đạo và chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp chặt chẽ và hiệu quả.

Trong quá trình phát triển để trở thành một huyện tiên tiến của thành phố, có một cơ cấu kinh tế tiến bộ, môi trường xanh, sạch đẹp, các vấn đề xã hội được đảm bảo thì các vấn đề về vốn, đầu tư cơ sở hạn tầng kinh tế - xã hôi, chất lượng nguồn lao động thì rất cần có sự cố gắng, nỗ lực và sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, Chính quyền và sự ủng hộ của nhân dân trong huyện. Với truyền thống là đơn vị anh hùng đã được Nhà nước phong tặng, với sự quan tâm của Thành phố chắc chắn trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phúc Thọ sẽ diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả theo hướng phát triển bền vững, bắt kịp với sự phát triển của các quận, huyện và là lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội.

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay còn nhiều bất cập. Nhà nước và các cơ quan chính phủ, các bộ ngành trung ương cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này. Cụ thể là cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Tiếp tục đẩy manh chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, giải quyết việc làm, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, tiêu thụ nông sản, miễn thuế nông nghiệp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển;

- Khuyến khích các hộ nông dân tham gia tổ chức hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tự nguyện, các hợp tác xã có nhiệm vụ cung cấp các yếu tố đầu vào và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm;

- Cần phải chú ý hơn đến vấn đề thương hiệu cho những sản phẩm trong nước cũng như các sản phẩm xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi khi hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta vừa gia nhập WTO, đặt ra cho nông nghiệp, nông thôn nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn càng đòi hỏi được quan tâm hơn;

- Tăn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn như là xây dựng các nhà máy chế biến và bảo quản nông sản ở địa phương; đầu tư phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn. Cần hạn chế sự đóng góp của nhân dân; xây dựng và phát triển các hệ thống khuyến nông từ trung ương đến địa phương;

- Tăng cường công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như nhập các giống mới có năng suất, chất lượng và giá trị cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn, Lê Quốc Doanh, “Luận cứ khoa học

của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt Nam”;

2. Khuất Quang Cảnh (2012), Luận văn thạc sỹ “Chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững”;

3. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012), “Giáo trình kinh tế

nguồn nhân lực”, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số

14/2008/NĐ-CP về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số

37/2014/NĐ-CP, ngày 05/5/2014 về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

6. PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (2003), “Nông nghiệp nông thôn Việt

Nam thời kỳ đổi mới”, Nxb Thống kê, Hà Nội;

7. Đảng bộ huyện Phúc Thọ (2005), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Phúc Thọ lần thứ XVIII;

8. Đảng bộ huyện Phúc Thọ (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Phúc Thọ lần thứ XIX;

9. Học viện chính trị- hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (1994), Giáo

trình về quản lý hành chính nhà nước, Nxb Giáo dục;

10. Học viện chính trị- hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (1997),

Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, Nxb Giáo dục;

11. Học viện chính trị- hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Quản

12. Học viện chính trị- hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (1994), Giáo trình về quản lý hành chính nhà nước, Nxb Giáo dục;

13. Học viện chính trị- hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (1997),

Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, Nxb Giáo dục;

14. Học viện chính trị- hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Quản

lý nhà nước trong lĩnh vực xã hội, Nxb Giáo dục;

15. Học viện Hành chính quốc gia (2008), Quản lý nhà nước đối với

ngành, lĩnh vực, Quyển II, Nxb Khoa học và Kỹ thuật;

16. Huyện ủy Phúc Thọ (2010), “Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ

huyện khóa XVIII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2010 – 2015)”, Tài liệu lưu hành nội bộ;

17. Phạm Thị Khanh (2010), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

phát triển bền vững ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

18. Võ Công Khôi, “Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Ủy ban

nhân dân ”,

http://caicachhanhchinh.gov.vn/uploads/News/1833/attachs/vi.trang%2037.pd f;

19. Nguyễn Văn Phúc (2002), Công nghiệp nông thôn- Thực trạng và

giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

20. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), “Luật

tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân”;

21. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật

về ngân sách nhà nước;

22. Nguyễn Khắc Thái (1997), “Một số điểm cơ bản trong chiến lược

đào tạo cán bộ và công chức nhà nước”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 6/1997;

24. Trung tâm dự báo Kinh tế- xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(2007), Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam- Thành tựu, thách

thức và giải pháp, Hà Nội;

25. Trường cán bộ thanh tra nhà nước (1997), “Một số vấn đề về quản

lý nhà nước”, Nxb Chính trị quốc gia;

26. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2001), “Giáo trình Hiệu quả và

quản lý dự án nhà nước”, Nxb Khoa học và Kyyx thuật Hà Nội;

27. Thành ủy Hà Nội (2011), “Chương trình số 02-CTr/TU về phát

triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 – 2015”, Tài liệu lưu hành nội bộ;

28. Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2010), Đề án xây dựng nông

thôn mới huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010- 2020;

29. Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2005), Báo cáo tình hình công

tác xã hội năm 2005;

30. Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2010), Báo cáo tình hình công

tác xã hội năm 2010;

31. Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2010), Đề án phát triển kinh tế

huyện Phúc Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

32. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)