Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 58 - 60)

9. Kết cấu luận văn

2.3. Những thành tựu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phúc Thọ

2.3.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các

quyền các cấp

Tiếp xúc cử tri đảm bảo đúng luật, nhiều kiến nghị của cử tri được giải quyết kịp thời. Hoạt động giám sát được tổ chức thường xuyên trên các lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề khó khăn, vướng mắc của địa phương. Hoạt động phối hợp giữa Thường trực Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và đoàn đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên được coi trọng, đạt hiệu quả thiết thực.

Năng lực quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân các cấp có chuyển biến tiến bộ. Hệ thống chính quyền các cấp thường xjyeen được rà soát, củng cố xây dựng và kiện toàn; coi trọng đội ngũ cán bộ công chức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền. Bố trí, sắp xếp, đề bạt và thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ đảm bảo yêu cầu. Thực hiện nghiêm túc việc sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn theo Nghị định 14 của Chính phủ. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên môn được làm rõ và sắp xếp hợp lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng công chức, viên chức được đổi mới.

Cải cách hành chính được tăng cường. Thực hiện nghiêm túc cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” gắn với hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Đẩy mạnh haotj động giám sát, kiểm tra, thanh tra và tiếp công dân; tập tring giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật. Các vụ việc tồn đọng, phức tạp được giải quyết dứt điểm, góp phần ổn định tình hình chung của huyện.

Các cơ quan nội chính phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh phòng, chống và xử lý tội phạm. Cải cách tư pháp có nhiều tiến bộ. Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; duy trì đều đặn bản tin thông báo tình hình an ninh, trật tự ở địa phương. Quán triệt Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X), xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm bước đầu có chuyển biến tích cực.

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp được đầu tư, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 58 - 60)