9. Kết cấu luận văn
1.2. Hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện
1.2.2. Khái niệm về hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân
Trước khi đưa ra quan niệm về hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiệu quả quản lý hành chính nhà nước. Hiệu quả quản lý hành chính nhà nước là kết quả của sự tác động của các cơ quan hành chính nhà nước lên các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, nhằm đảo bảo sự phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác theo sự định hướng của nhà nước.
Hiệu quả quản lý hành chính nhà nước có thể được đánh giá thông qua năng lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước. Những diễn biến sâu rộng và to lớn của kinh tế thế giới đòi hỏi phải nhìn lại hoạt động của Nhà nước, nhất là trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Trong thế kỷ qua, quy mô và phạm vi của chính quyền đã mở rộng ra rất lớn trên phạm vi toàn thế giới. Chỉ tiêu của Nhà nước giờ đây hầu như chiếm tới 1/2 GDP ở các nước công nghiệp và khoảng 1/4 ở các nước đang phát triển. Những ảnh hưởng của Nhà nước đã chuyển từ số lượng sang chất lượng, từ quy mô to lớn của Nhà nước và phạm vi can thiệp của Nhà nước sang tính hiệu quả của Nhà nước trong việc đáp ứng các nhu cầu của người dân.
Để Nhà nước đóng vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế- xã hội, phải tư duy đổi mới về Nhà nước, điều cần quan tâm không phải là một Nhà nước tối thiểu (không làm hại cũng không làm nhiều điều tốt) mà là một Nhà nước có hiệu quả. Muốn vậy điều đầu tiên phải làm là làm cho vai trò của Nhà nước tương xứng với năng lực của nó. Nhà nước phải hướng năng lực của mình vào những nhiệm vụ có thể làm được và phải tiến hành, tập trung nâng cao năng lực nhà nước bằng cách củng cố lại các thể chế công cộng. Điều này có nghĩa là vạch ra các quy tắc và kiểm soát có hiệu quả các hoạt động của Nhà nước, đưa các thể chế nhà nước vào cuộc cạnh tranh mạnh mẽ hơn nữa nhằm tăng cường tính hiệu lực của Nhà nước, làm cho Nhà nước có khả năng đáp ứng nhiều hơn các nhu cầu của người dân, đưa chính quyền lại gần với nhân dân hơn.
Một Nhà nước có năng lực hơn có thể là một nhà nước có hiệu quả hơn, nhưng năng lực và hiệu quả lại không cùng là một sự việc. “Năng lực” đối với Nhà nước là khả năng theo đuổi và thúc đẩy các hành động chung một cách có hiệu quả như luật pháp và trật tư, y tế công cộng và cơ sở hạ tầng cơ sở còn “hiệu quả” là kết quả của việc sử dụng năng lực đó để đáp ứng nhu cầu xã hội; hai khái niệm này có quan hệ giống như quan hệ giữa nguyên nhân,
tiền đề, cơ sở với kết quả. Một Nhà nước có thể có năng lực nhưng không có hiệu quả nếu như năng lực đó không được sử dụng vì lợi ích của xã hội.
Như vậy, có thể quan niệm rằng hiệu quả quản lý của Nhà nước là kết quả của việc sử dụng các phương pháp, cách thức quản lý của nhà nước đối với những công cụ mà Nhà nước đưa ra để quản lý xã hội như luật pháp và các chính sách xã hội. Hiệu quả đó được thể hiện ra đó là sự ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng xã hội .
Hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền địa phương chính là biểu hiện của hiệu quả quản lý Nhà nước. Hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân