Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 47 - 49)

9. Kết cấu luận văn

2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ

2.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng làm giá trị thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Phúc Thọ giai đoạn 2000- 2010 (tính theo giá hiện hành)

Ngành 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trƣởng

GTSX trọng (%) GTSX trọng (%) GTSX trọng (%) 2005 2010 2010 Trồng trọt 217 58,6 251,2 49,2 380,6 36,5 2,97 10,95 6,44 Chăn nuôi 149 40,3 248,9 48,8 641,3 61,5 10,81 26,69 17,61 Dịch vụ 4 1,1 10 2 21,2 2 20,11 20,67 20,36 Tổng 370 100 510,1 100 1043,1 100 6,63 19,58 12,21

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ, 2011)

Nhìn vào bảng thống kê trên ta có thể thấy, giá trị ngành trồng trọt đã tăng từ 217 tỷ đồng năm 2000 lên 360,8 tỷ đồng năm 2010, với mức tăng bình quân là 6,44%/năm. Giá trị ngành chăn nuôi tăng từ 149 tỷ đồng năm 2000 lên 641,3 tỷ đồng năm 2010, với mức tăng bình quân là 17,61%/năm. Ngành dịch vụ cũng tăng mạnh từ 4 tỷ đồng năm 2000 lên 21,2 tỷ đồng năm 2010 với mức tăng bình quân là 20,36%/năm. Trong đó cơ cấu các ngành có chuyển biến tích cực.

Song song với mức tăng tỷ trọng ngành trồng trọt là sự giảm xuống dần dần của tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Cụ thể đó là: Tỷ trọng giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt đã giảm xuống từ 58,6% năm 2000 xuống còn 36,5% năm 2010; ngành chăn nuôi đã tăng từ 40,3% năm 2000 lên 61,5% năm 2010; ngành dịch vụ tăng từ 1,1% năm 2000 lên 2% năm 2010. Đặc biệt chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng những năm gần đây càng ngày càng có xu hướng cao hơn, cụ thể là ở giai đoạn 2000- 2005, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 6,33% thì giai đoạn 2005- 2010 tốc độ tăng trưởng là 19,58%. Xu hướng này đã cho chúng ta thấy một điều rõ ràng rằng đã có một sự chuyển dịch về cơ cấu trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực, tuy nó chưa được mạnh mẽ và rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 47 - 49)