9. Kết cấu luận văn
2.3. Những thành tựu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phúc Thọ
2.3.2. Thành tựu về văn hóa xã hội
Nhìn chung, văn hóa- xã hội trên địa bàn huyện Phúc Thọ phát triển và có nhiều chuyển biến tiến bộ.
Hệ thống giáo dục ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Co sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư mạnh mẽ. 100% trường học được cao tầng hoặc kiên cố; 15 trường học được công nhận trường chuẩn Quốc gia, đạt 20%.
Giáo viên đứng lớp đạt chuẩn và trên chuẩn 100%. Tỷ lệ trẻ em tới nhà trẻ đạt 31,8%; mẫu giáo đạt 80,8%; trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Huyện hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Thành lập được 15 trung tâm học tập cộng đồng ở 23 xã, thị trấn, đạt 65,2%.
Thực hiện tốt công cuộc vận động “Hai không”. Chất lượng giáo dục được nâng cao lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở hàng năm đạt trên 95%; Trung học phổ thông đạt trên 71%. Số học sinh tốt nghiệp bậc Trung học, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt trên 25%/năm.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y dược tư nhân và các chương trình mục tiêu quốc gia được tổ chức triển khai thực hiện tốt. Khám chữa bệnh có nhiều chuyển biến, nhất là tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân. Huyện luôn chủ động phòng ngừa và khống chế kịp thời các dịch bênh, không để dịch bệnh tái phát.
Trong 5 năm, đầu tư trên 14 tỷ đồng xây mới, cải tạo, nâng cấp và mua sắm thiết bị y tế trang bị cho 100% trạm y tế cơ sở; dành trên 3 tỷ đồng mua thuốc cấp cho trẻ em. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được coi trọng. Toàn huyện có 42 bác sĩ, đạt 2,4 bác sĩ trên 1 vạn dân. 18/23 xã, thị trấn có bác sĩ, đạt 78,2%; trong đó có 9/23 trạm trưởng là bác sĩ, đạt
có y tế hoạt động theo quy định, 19/23 xã, thị trấn đạt “Chuẩn quốc gia về y tế”, đạt 82,6%.
Thường xuyên thực hiện tốt công tác truyền thông dân số, gắn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình góp phần giảm tăng dân số và sinh con thứ 3. Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên 1,08%; tỷ suất sinh 15,6%, sinh con thứ ba trở lên còn 14%.
Công tác quản lý nhà nước về văn hóa và thông tin có nhiều tiến bộ, tạo sự chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Quản lý tốt các lễ hội gắn với việc trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích. Các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, truyền thanh được đầu tư hiệu quả, 23/23 xã, thị trấn có tủ sách pháp luật và bưu điện văn hóa, 31 tủ sách làng văn hóa. Việc cưới, việc tang, lễ hội và mừng thọ được đa số hộ gia đình thực hiện theo nếp sống mới.
Xã hội hóa việc bảo tồn di tích và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được chú trọng thường xuyên. Huyện có 78/192 di tích được xếp hạng. 5 năm qua, các cấp chính quyền đầu tư hàng chục tỷ đồng, trong đó có nguồn xã gội hóa để trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp theo Luật Di sản đạt hiệu quả.
Phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển. Toàn huyện có 24 đội văn nghệ, 8 câu lạc bộ thơ, 3 câu lạc bộ hát chèo.
Hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh. Duy trì hiệu quả các môn truyền thống, nhiều môn thể thao mới được đưa vào hoạt động. Xây dựng và phát triển được 137 câu lạc bộ thể thao ở các xã, thị trấn. 23% số dân thường xuyên tập luyện và đạt tiêu chuẩn thể thao theo quy định, trên 5.000 gia đình thể thao. Thể thao thành tích cao phát triển, đạt nhiều huy chương các cấp. Thiết chế thể thao được đầu tư. Huyện xây dựng khu Liên hợp thể thao trung tâm đạt quy chuẩn. 100% xã, thị trấn có sân tập thể thao, sân cầu long, bóng chuyền, bóng bàn.
Đài truyền thanh được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, phương tiện và chế độ cho cán bộ đài cơ sở. Toàn huyện có 23 đài xã, thị trấn; 56 trạm đài
thôn, cụm dân cư được xây dựng, củng cố, xây mới; 106,3 km đường dây được cải tạo, nâng cấp; trang bị 35 tăng âm, 500 loa trên tuyến, trị giá trên 7 tỷ đồng. Đài huyện hoạt động hiệu quả, chất lượng tin, bài được nâng lên, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của huyện.
Dịch vụ thông tin, truyền thông phát triển, bảo đảm tốt công tác thông tin liên lạc.
Thực hiện tốt công tác lao động, thương binh và xã hội; đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ đối với các đối tượng thụ hưởng. Thực hiện tốt chính sách xã hội, lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo. Xây, sửa 496 nhà xuống cấp cho hộ nghèo, hộ chính sách. Số hộ nghèo giảm 2%/năm, hiện còn 4.711 hộ, bằng 11,9% theo tiêu chí năm 2009. Thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội và phòng chống tai tệ nạn xã hội.
Giải quyết việc làm cho người lao động và đào tạo nghề, nhân cấy nghề được coi trọng. Hàng năm có khoảng 30% học sinh đỗ vào các trường đào tạo nghề hoặc tự tìm kiếm việc làm khác. Tạo việc làm mới cho trên 2.000 lao động/năm; 5 năm xuất khẩu trên 800 lao động.
Công tác chăm sóc trẻ em có nhiều tiến bộ. Tính đến năm 2010, trẻ em suy dinh dưỡng còn 16,5%, giảm bình quân 1,5%/năm. Trẻ em mồ coi có hoàn cảnh khó khăn được đỡ đâì chăm sóc. Quyền trẻ em được thực hiện đầy đủ. Thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội có nhiều tiến bộ. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc tăng 54% so với năm 2005; Bảo hiểm tự nguyện đạt 226% so với kế hoạch trên giao. Hoàn thành việc cấp sổ bảo hiểm xã hội và quản lý chặt chẽ hồ sơ các đối tượng tham gia bảo hiểm. Thực hiện tốt công tác giám định chi, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm và đúng luật.
2.3.3. Thành tựu về xã hội và an ninh trật tự, an toàn xã hội
thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân đề cao cảnh giác, tăng cường đấu tranh với các đối tượng cơ hội chính trị, các luận điệu phản động, xuyên tác quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kiềm chế sự gia tăng các loaij tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh, trật tự, ngăn ngừa hiệu quả nhiều vụ việc phức tạp, không để xảy ra điểm nóng.
Phát động sâu rộng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thực hiện kế hoạch phối hợp Mặt trận Tổ quốc, các ngành và các đoàn thể, các cụm liên kết an ninh, trật tự tạo được thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Lực lượng công an xã, thị trấn được củng cố, đầu tư trang thiết bị, nâng mức trợ cấp đảm bảo điều kiện để phát huy vai trò nòng cốt trong việc giữ gìn an ninh, trật tự và đấu tranh phòng chống tội phạm ở cơ sở.
Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền; hoàn thành tốt công tác quốc phòng an ninh, quân sự địa phương trong tình hình mới.
Tổ chức lực lượng tham gia phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, đảm bảo 100% xã, thị trấn tổ chức diễn tập các phương án chiến đấu trị an bảo vệ làng xã. Tổ chức thành công cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện PT 09.
Lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên được huấn luyện, quản lý và kiện toàn tổ chức. Nâng cao chất lượng và khả năng sẵn sang chiến đấu của lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu tuyển quân, động viên huấn luyện quân dự bị hàng năm.
2.3.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp quyền các cấp
Tiếp xúc cử tri đảm bảo đúng luật, nhiều kiến nghị của cử tri được giải quyết kịp thời. Hoạt động giám sát được tổ chức thường xuyên trên các lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề khó khăn, vướng mắc của địa phương. Hoạt động phối hợp giữa Thường trực Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và đoàn đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên được coi trọng, đạt hiệu quả thiết thực.
Năng lực quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân các cấp có chuyển biến tiến bộ. Hệ thống chính quyền các cấp thường xjyeen được rà soát, củng cố xây dựng và kiện toàn; coi trọng đội ngũ cán bộ công chức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền. Bố trí, sắp xếp, đề bạt và thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ đảm bảo yêu cầu. Thực hiện nghiêm túc việc sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn theo Nghị định 14 của Chính phủ. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên môn được làm rõ và sắp xếp hợp lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng công chức, viên chức được đổi mới.
Cải cách hành chính được tăng cường. Thực hiện nghiêm túc cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” gắn với hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Đẩy mạnh haotj động giám sát, kiểm tra, thanh tra và tiếp công dân; tập tring giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật. Các vụ việc tồn đọng, phức tạp được giải quyết dứt điểm, góp phần ổn định tình hình chung của huyện.
Các cơ quan nội chính phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh phòng, chống và xử lý tội phạm. Cải cách tư pháp có nhiều tiến bộ. Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; duy trì đều đặn bản tin thông báo tình hình an ninh, trật tự ở địa phương. Quán triệt Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X), xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm bước đầu có chuyển biến tích cực.
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp được đầu tư, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương.
2.4. Những hạn chế, tồn tại và dự báo
2.4.1. Hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được thì việc phát huy vài trò của Ủy ban nhân dân huyện trong lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn gặp một số hạn chế và vướng mắc cần khắc phục như sau:
- Một là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhìn chung còn chậm, chưa có mũi nhọn đột phá, sản xuất nhỏ lẻ, làng nghề chậm phát triển, sức cạnh t ranh của sản phẩm còn chưa cao. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và dồn điền đổi thửa chậm, chưa đồng đều ở các xã, thị trấn.
- Hai là, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thiếu nhiều. TRong quá trình chuyển dịch đã chú ý đến việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhưng còn ở mức thấp.
- Ba là, cơ cấu lao động chuyển dịch theo đúng hướng nhưng còn chậm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trên địa bàn huyện vẫn còn ở mức cao.
- Bốn là, ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí ở các khu vực làng nghề nhiều nơi còn nghiêm trọng, chưa có giải pháp khắc phục đã ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của nhân dân trong địa bàn thậm chí còn lan ra cả khu vực xung quanh.
- Năm là, công tác quy hoạch ở nhiều cơ sở chậm và chưa có tính lâu dài, nhất là quy hoạch làng nghề. Quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng sau quy hoạch và vệ sinh môi trường tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn yếu. Tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng đất, cấp đất giãn dân, đấu giá đất và công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng ở một số nơi còn chậm.
- Sáu là, một số chỉ tiêu đạt thấp so với chỉ tiêu của Đại hội, như: tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP; thiếu bác sĩ; chất lượng khám
chữa bệnh còn yếu kém; thực hiện nếp sống văn hóa mới ở một số nơi chưa nghiêm túc; công tác dân số kế hoạch hóa gia đình chưa đạt kế hoạch.
- Bảy là, trật tự an toàn xã hội có lúc, có nơi chưa đảm bảo; tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội nhất là cờ bạc, trộm cắp tài sản và tai nạn giao thông vẫn chưa giảm.
- Tám là, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số chi bộ cơ sở chưa được phát huy; tự phê bình và phê bình còn nể nang, hữu khuynh. Một số cán bộ, đảng viên chưa phát huy tính tiên phong gương mẫu, thiếu ý thức rèn luyện, vi phạm chủ trương, đường lỗi của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Chín là, số ít cán bộ, công chức chưa tích cực học tập nên hạn chế về năng lực và trách nhiệm công tác, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền ở cơ sở một số nơi hạn chế. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân một số xã hiệu quả thấp. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có việc hiệu quả chưa cao.
Những hạn chế, yếu kém trên đang là những lực cản ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững. Muốn xây dựng được một nền kinh tế phát triển mạnh và năng động thì chính quyền huyện cùng với các đoàn thể và nhân dân phải cùng nhau phát huy cao vai trò hơn nữa để tiến xa hơn trên con đường xây dựng và phát triển huyện giàu mạnh [16, tr. 15, 16].
2.4.2. Dự báo xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế tác động đến hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện
Chúng ta ai cũng biết rằng sự phát triển của bất cứ một quốc gia nào hay bất cứ một địa phương nào trong một quốc gia cũng không thể nằm ngoài những xu thế chung, những quy luật chung của sự phát triển toàn thế giới. Không chỉ nói tới vấn đề kinh tế mà ngay cả chính trị, văn hóa, xã hội
cũng phát triển theo những quy luật, những xu thế nhất định. Nếu một nơi nào đó đi ngược lại với xu thế chung thì rất có thể sẽ đổ vỡ.
Sự phát triển của kinh tế nói chung và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng trên địa bàn Phúc Thọ theo dự báo cũng sẽ diễn ra cùng với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước. Trong nông nghiệp – ngành nghề chính của nhân dân Phúc Thọ, xu thế được dự báo đó là:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - thủy sản theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngư nghiệp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với nông - thủy sản để hỗ trợ nhau cùng phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong nông nghiệp xu hướng phát triển làm giảm dần độc canh lúa, tăng dần tỷ trọng cây công nghiệp, rau, quả, cây đặc sản, chăn nuôi để sản xuất ra nhiều nông sản hàng hóa và xuất khẩu có giá trị cao. Xu thế phát triển của ngành nông nghiệp huyện hiện nay được định hướng phát triển sản xuất,