Chủ động tìm tòi các mô hình kinh tế phù hợp với địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 79 - 84)

9. Kết cấu luận văn

3.1. Nhóm giải pháp về kinh tế

3.1.2. Chủ động tìm tòi các mô hình kinh tế phù hợp với địa phương

cư. Sự nghiệp cách mạng của Đảng không thể hoàn thành và không thực chất nếu không dựa vào đồng thời cả hai việc giải phóng và phát triển nông thôn. Trong tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến xây dựng nông thôn mới – nơi người nông dân sinh sống và tiến hành hoạt động chính của mình là sản xuất nông nghiệp. Đây thực sự là một sự nghiệp lớn lao và lâu dài.

Điều cốt yếu quan trọng trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và mạnh, đi đôi với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, chúng ta cần phải xác định được những mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện riêng của từng địa phương. Đối với Huyện Phúc Thọ là một huyện thuần nông, diện tích đất nông nghiệp rất lớn cộng thêm tiềm năng nhiều mặt cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, hiệu quả cao thì mô hình kinh tế trang trại là một mô hình tương đối phù hợp lại có thể tận dụng được các nguồn lực hiện có, phù hợp với xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Kinh tế trang trại đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các trang trại được hình thành là nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển sản xuất, chăn nuôi hàng hóa. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển nông lâm ngư nghiệp, xây dựng nông thôn mới, làm cho dân giàu, nước mạnh.

Để kinh tế nông nghiệp của Huyện chuyển dịch theo hướng có hiệu quả thì Ủy ban nhân dân Huyện cần có những biện pháp phù hợp để đưa mô hình này vào ứng dụng rộng rãi ở các địa phương có đất đai, khí hậu phù hợp. Một số giải pháp có thể áp dụng ở đây đó là:

Một là, tranh thủ sự hướng dẫn kịp thời, sâu sắc và quản lý, giám sát chặt chẽ của cấp trên, đồng thời khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của cấp ủy địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội.

Hai là, tuyên truyền trên cơ sở hiểu rõ ý dân, lắng nghe dân, chú trọng những vấn đề mà nhân dân phản ánh mạnh mẽ nhất làm trọng tâm, tìm lời giải trong tinh thần của các chủ trương, chính sách đã có của Đảng, Nhà nước

và dũng cảm phản ánh trung thực, tích cực tham mưu để Đảng, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện đường lối, chính sách ngày càng đáp ứng được quyền lợi chính đáng và ý nguyện của nhân dân.

Ba là, thông tin chân thực, thiết thực, cụ thể và phân tích khách quan. Thông tin chân thực là thông tin đúng sự thật, tức không thêm bớt, thổi phồng, bóp méo (thổi phồng thành tích, che dấu khuyết điểm).

Thực hiện yêu cầu trên phụ thuộc trực tiếp với cái tầm và cái tâm của chủ thể tuyên truyền.

Bốn là, tuyên truyền, cổ động thông qua sự nêu gương, đặc biệt là những tấm gương của những người làm kinh tế giỏi ở khắp nơi hay trong địa bàn huyện để người dân có thể học hỏi lẫn nhau và thi đua nhau trong sản xuất.

Kinh nghiệm cho thấy, chính việc lấy gương tốt để giáo dục là phương pháp tuyên truyền, giáo dục sinh động, có sức thuyết phục. Không chỉ coi trọng tuyên truyền những tấm gương điển hình, còn cần phải yêu cầu bản thân người làm công tác tuyên truyền giáo dục cũng phải là một tấm gương sáng.

Năm là, đa dạng về nội dung, hình thức, phương thức tuyên truyền và phối hợp, điều phối các lực lượng tuyên truyền hợp lý, nhịp nhàng (tranh thủ lồng ghép các nội dung tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào trong các buổi sinh hoạt như sinh hoạt cộng đồng ở các khu dân cư ở từng địa phương để nhân dân có thể vừa được sinh hoạt cộng đồng lại vừa được trao đổi kinh nghiệm làm ăn với nhau tích lũy thêm kinh nghiệm).

Song song với việc hình thành và khuyến khích mô hình kinh tế trang trại là việc dồn điền đổi thửa, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa, ví dụ như hình thành các khu chuyên trồng rau sạch, trồng hoa, .

Do yêu cầu phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường, các hình thức liên kết trong sản cuất nông nghiệp và tiêu thụ hàng hóa đã phát triển với nhiều hình thức đa dạng phù hợp với điều kiện sản

cuất của từng vùng và từng địa phương. Tuy nhiên, các hình thức liên kết sản xuất trong nông nghiệp phát triển chậm và còn nhiều khó khăn. Tỷ trọng giá trị sản phẩm được sản xuất, chế biến tiêu thụ qua hợp đồng vẫn còn rất thấp. Nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, chè, rau quả tỷ lệ tiêu thụ qua hợp đồng chỉ chiếm từ 3 – 15%. Trong các mô hình liên doanh, liên kết, doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư và phát triển thị trường, nhưng doanh nghiệp thường thông qua thương lái thu gom nông sản, chưa quan tâm nhiều đến phát triển liên kết trực tiếp với nông dân. Sự phát triển chậm và yếu của khu vực kinh tế hợp tác đang hạn chế khả năng đầu tư và liên kết của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Một thực tế cho thấy rằng các hợp tác xã chỉ chủ yếu làm dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, chưa có nhiều các hợp tác xã chuyên ngành. Nhìn chung, các tổ hợp tác và hợp tác xã đều hoạt động chưa hiệu quả và thiếu bền vững. Đa số hợp tác xã hoạt động cầm chừng do thiếu vốn và thiếu tài sản, cung cách quản lý kém. Tỷ lệ các hợp tác xã xếp loại khá còn chiếm tỷ lệ thấp trong địa bàn. Các tổ hợp thành lập chủ yếu là để giúp đỡ nhau về kỹ thuật và cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nhưng quy mô t rung bình của tổ hợp rất nhỏ, phổ biến chỉ từ 10 đến 30 hộ/tổ. Mỗi năm có rất nhiều tổ hợp tác được thành lập nhưng song song với nó lại có rất nhiều tổ giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

Thực tế hiện nay cho thấy mô hình kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất rất phù hợp với giai đoạn dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới trong toàn huyện như hiện nay. Vì vậy, để tiếp tục nâng cao chất lượng và phát triển về số lượng các mô hình hợp tác và hình thức liên kết hoạt động có hiệu quả thì chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

- Tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác bằng cách tổ chức các hội nghị triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện; tổ chức các lớp tập huấn

nghiệp vụ thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 cho cán bộ hợp tác xã; phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền và nâng cao nhận thức và phát động phong trào ở địa bàn huyện .

- Thực hiện nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế hợp tác và đề xuất chương trình, kế hoạch hợp tác phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, đặc thù sản xuất kinh doanh ở địa phương, ngành.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hợp t ác trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương.

- Hướng dẫn chuyển đổi và xây dựng các mô hình hợp tác xã theo luật trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế trên nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng của các thành viên tham gia mô hình.

- Huy động các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp như các văn bản pháp lý, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng .

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương trong xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác bằng cách tranh thủ các chương trình hợp tác quốc tế, cử đoàn cán bộ đi nghiên cứu và học tập kinh nghiệp ở nước ngoài, phối hợp với các bộ ngành trung ương và địa phương trong tạo cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích xây dựng các mô hình hợp tác liên kết trên các kĩnh vực nông nghiệp và tham mưu đề xuất Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích hợp tác phát triển .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 79 - 84)