Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 43 - 45)

9. Kết cấu luận văn

2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở

ở huyện Phúc Thọ

2.1.1. Vị trí địa lý

Phúc Thọ là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 40 km về phía Tây Bắc với diện tích tự nhiên là 11.719 ha.

Huyện Phúc Thọ có Quốc lộ 32 với chiều dài trên 16 km chạy dọc theo địa bàn huyện cùng với tuyến Tỉnh lộ phân bố đều khắp huyện (Tỉnh lộ 81, 418, 421) theo hình xương xá.

Phúc Thọ có ba con sông lớn chảy qua đó là Sông Hồng, Sông Tích và Sông Đáy, trong đó Sông Hồng với chiều dài chảy qua huyện khoảng 10 km.

Thời tiết và khí hậu: cũng như các huyện khác trong vùng Đồng bằng sông Hồng, Phúc Thọ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú.

Tài nguyên thiên nhiên: Phúc Thọ mang đặc trưng của một huyện đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng. Tổng diện tích đất tự nhiên 11.704,9 ha, trong đó đất nông nghiệp là 6.730,51 ha, đất phi nông nghiệp là 4.223,51 ha, được chia làm hai vùng là vùng đồng và vùng bãi, đất vùng bãi thường xuyên được phù sa sông Hồng bồi đắp nên có chất lượng tốt.

2.1.2. Dân số và nguồn nhân lực

Huyện Phúc Thọ có dân số khoảng 168.300 người (2010); mật độ dân số 1.436,1 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiện là 1,1%/ năm. Tổng số lao động trong toàn huyện khoảng 86,1 nghìn người, lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 20,2% trong đó lao động nông nghiệp chiếm 58,2%, lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 15,8%, lao đông trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm 11,2%; số người trong độ tuổi đang đi học và thất nghiệp chiếm khoảng 14,8%.

2.1.3. Điều kiện văn hóa- xã hội

Lĩnh vực văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ song hành hài hòa với tốc độ phát triển kinh tế. Sự nghiệp giáo dục- đào tạo tiếp tục phát triển, có 13/47 trường đạt chuẩn, 100% trường học đã được cao tầng và kiên cố hóa, đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở vào năm 2002, tỷ lệ tốt nghiệp Tiểu học và TRung học cơ sở hang năm đạt trên 95%, Trung học phổ thông đạt trên 71%.

Đời sống văn hóa, thể thao ở cơ sở phát triển mạnh, đến nay đã có 78/79 làng có quy ước làng văn hóa, 56 làng đạt danh hiệu làng văn hóa (chiếm 70,8%); 27.774 hộ đạt gia đình văn hóa (chiếm 71,2%). Huyện có 78/192 di tích được xếp hạng, trong đó có 42 di tích cấp quốc gia, 36 di tích cấp tỉnh.

Các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện tốt, các phong trào “đền ơn, đáp nghía”, các hoạt động nhân đạo, từ thiện phát triển mạnh, hiệu quả và thiết thực. Chính trị- xã hội, an ninh quốc phòng cơ bản ổn định tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội.

2.1.4. Điều kiện kinh tế

Trong những năm qua, huyện có nhiều chủ trương, biện pháp thúc đẩy kinh tế phát triển tạo nên sự thay đổi tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm đạt tyển 10%, thu nhập bình quân đầu người là khoảng 9,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực trong đó: nông nghiệp chiếm 34,5%; công nghiệp- xây dựng cơ bản chiếm 36,2%; thương mại và dịch vụ chiếm 29,3%, đời sống nhân dân đang dần được nâng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)