Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 37 - 43)

9. Kết cấu luận văn

1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện

1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi về cơ cấu các ngành, bộ phận, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân hay trong nội bộ một ngành kinh tế nào đó.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là sự phát triển không đều giữa các ngành, các lĩnh vực, bộ phận Nơi nào có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng. Ngược lại nơi nào có

tốc độ phát triển chậm hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ giảm tỷ trọng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là sự chuyển dịch sang một cơ cấu kinh tế có khả năng tái sản xuất mở rông cao, phản ánh được năng lực khai thác, sử dụng các nguồn lựcvà phải phù hợp với các quy luật, các xu hướng của thời đại.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là làm biến đổi cơ bản, toàn diện kinh tế- xã hội về cả nội dung: cấu trúc, tỷ trọng, quy mô của nền kinh tế, lẫn hình thức tổ chức sản xuất, quy hoạch tổ chức sản xuất, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch nông thôn lẫn đời sống nhân dân.

Hiện nay, theo tiến trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng đồng nghĩa với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững- sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của hiện tại song không làm xâm hại tới khả năng thỏa mãn của các thế hệ tương lai.

Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững hiện nay bao gồm:

- Một là, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn lạc hậu sang cơ cấu kinh tế nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với năng suất cao hơn, chất lượng, hiệu quả hơn;

- Hai là, thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa trong các ngành sản xuất nông nghiệp;

- Ba là, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và lien kết với công nghiệp ở đô thị, từ đó tạo ra sự thay đổi về cơ cấu kinh tế với sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ;

- Bốn là, đẩy mạnh phát truển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới trong các vùng nông thôn;

- Năm là, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại;

- Sáu là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiện nay, người ta dùng hai chỉ tiêu chính để phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đó là:

- Cơ cấu GDP: đây là một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lương, đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng;

- Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế: cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững chịu sự tác động của các yếu tố như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng; vị trí địa lý; phong tục, tập quá canh tác và sản xuất của vùng; lao động và trình độ lao động trong nông nghiệp- nông thôn; thế mạnh kinh tế của vùng; tiến bộ khoa học kỹ thuật; nhu cầu thị trường hàng nông sản; vốn đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn; các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn .

Phúc Thọ là một huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, dân cư sống chủ yếu dựa vào nghề nông. Chính vì vậy nói tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phúc Thọ trong khuôn khổ Luận văn này chính là nói tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Hiện nay, thành phố Hà Nội đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới một cách mạnh mẽ, nguồn vốn đầu tư cũng như sức lực con người để xây dựng những mô hình kinh tế mới mang lại hiệu quả cao đang được thành phố trú trọng. Với vai trò là đô

thị xanh cung cấp các loại nông phẩm cho Thủ đô, Phúc Thọ đang được thành phố quan tâm đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

* Kết luận Chƣơng 1:

Hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện là những kết quả đạt được khi đội ngũ cán bộ, công chức của huyện đầu tư để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc nào đó. Muốn biết được Ủy ban nhân dân huyện làm việc có hiệu quả hay không người ta nhìn vào những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện là làm biến đổi cơ bản, toàn diện kinh tế - xã hội của huyện cả về nội dung lẫn đời sống nhân dân theo hướng hình thành một mô hình kinh tế mới mang lại hiệu quả cao hơn mô hình kinh tế cũ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn có quan hệ mật thiết với vai trò quản lý của Ủy ban nhân dân huyện bởi Ủy ban nhân dân huyện chính là chủ thể quản lý đại diện cho nhà nước ở địa bàn huyện. Chủ thể Ủy ban nhân dân huyện tác động vào một đối tượng khách quan đó là cơ cấu kinh tế để làm hình thành một mô hình kinh tế mới tốt đẹp hơn, mang lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho người dân. Hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Nếu hiệu quả kinh tế cao có nghĩa là vai trò quản lý kinh tế của Ủy ban nhân dân huyện được phát huy tốt, những chính sách được ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp; ngược lại nếu hiệu quả kinh tế thấp đồng nghĩa với việc hiệu quả quản lý kinh tế của Ủy ban nhân dân thấp, chính sách được ban hành không phù hợp với thực tế địa phương, đời sống nhân dân không được cải thiện. Biết được mối quan hệ hai chiều giữa hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện

để có thể vận dụng tốt mối quan hệ này nhằm đưa ra các chính sách phát triển kinh tế đúng, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN PHÚC THỌ- THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Huyện Phúc Thọ nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy; giáp với các huyện Đan Phượng, Thạch thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây với 23 xã và thị trấn.

Phúc Thọ là vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử, tên Phúc Thọ đến nay đã có 191 năm, nhân dân trong huyện chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ.

Huyện Phúc Thọ có tên gọi cũ là Phúc Lộc, tên Phúc Thọ có từ năm 1822, thuộc thị trấn Sơn Tây, sau thuộc tỉnh Sơn Tây, Hà Tây (1965 – 1975), Hà Sơn Bình (1975 - 1978), từ năm 1978 được nhập về Hà Nội (1978 - 1991),sát nhập thêm 3 xã của huyện Quốc Oai là Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Năm 1982, sáp nhập 2 xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc của huyện Ba Vì về huyện Phúc Thọ. Năm 1991, huyện lại được nhập về tỉnh Hà Tây vừa được tái lập. Năm 1994, thành lập thị trấn Phúc Thọ. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, một lần nữa huyện lại được sáp nhập vào Hà Nội. (Phần thị trấn Phúc Thọ hiện nay là 1 phần xã Phúc Hòa và xã Thọ Lộc được tách ra để thành lập thị trấn mới. Xã Thọ Lộc và xã Phúc Hòa trước CM tháng 8 là Tổng Lạc Trị thuộc huyện Thạch Thất, chỉ chuyển về Phúc Thọ sau năm 1954. Trước đây 2 xã Tích Giang và Trạch Mỹ Lộc thuộc huyện Tùng Thiện, đước chuyển về Phúc Thọ sau 1991), Huyện Phúc Thọ có Tổng Lạc Trị (tên dưới thời Pháp thuộc) là quê hương cách mạng, có nhiều người theo Việt Minh chống Nhật và Pháp, có nhiều cán bộ cách mạng thời kỳ 1940-1954, làng Kiều Trung là địa phương kiên cường chống Nhật, hiện tại bảo tàng lịch sử Hà Nội có trưng bày kỷ vật là chiếc mõ tre kháng nhật (1945). (Bảo tàng ghi nhầm là thôn Kiến Trung).

Phúc Thọ là vùng đất có truyền thống hiếu học, nhiều người đỗ đạt, thành danh; nhân dân hiền hòa, giàu lòng yêu quê hương, đất nước; là địa phương có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, bền bỉ trong cải tạo thiên nhiên, dũng cảm trong đấu tranh phòng chống thiên tai; kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Năm 2000 Đảng bộ và nhân dân huyện Phúc Thọ được Nhà nước phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, năm 2011 được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 37 - 43)