chúng ta khơng cịn nhận thấy nguồn gốc Xlavơ nữa, bởi vì những hậu tố này đã được người Đức “nhập nội” rất tài tình. Chẳng hạn như từ
Berlin theo tiếng Xlavơ (brl-in) cho thấy vùng này trước kia là vùng
sình lầy. Chemnitz từ gốc Nga là “kamen-ica” cho biết đây là vùng có suối chảy từ trong núi đá (steiniger Bach). Hay một địa danh khác vô
cùng quen thuộc với những người học và nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Đức là thành phố Dresden cổ kính. Tên thành phố này được phái
sinh từ tiếng Xlavơ “dreschd-jane” có nghĩa là ‘những người sống trong rừng’. Một vài nhận xét ngắn gọn trên dựa vào những tài liệu mà chúng tôi thu thập được cho thấy: Việc nghiên cứu địa danh nói chung và địa danh tiếng Đức nói riêng cần phải được lưu tâm hơn nữa, đây
khơng chỉ là những yếu tố ngơn ngữ mà chính là văn hóa, lịch sử. Đó
cũng là lý do tại sao ngành địa danh học liên quan mật thiết đến khảo
cổ học, nhân chủng học và lịch sử học. c. Địa danh được hình thành từ một từ đơn
Nhiều nghiên cứu cho thấy: Địa danh tiếng Đức được hình thành từ một từ
đơn chiếm số lượng rất ít, ví dụ như: Bonn, Brey. Phần lớn địa danh tiếng Đức được hình thành bằng phương thức phái sinh và phương thức ghép từ. Do
vậy, lớp từ địa danh thường là từ phức.
Có một số từ đơn chỉ địa danh tiếng Đức có nguồn gốc xuất xứ từ tiếng
nước ngồi. Ví dụ như: Köln < Colonia, Groitzsch < Grodišćo.
Quá trình hình thành những địa danh nêu trên gắn liền với lịch sử phát
triển của xã hội. Lí giải được cách hình thành các địa danh đó chỉ có thể là các nghiên cứu về lịch sử nói chung và lịch sử hình thành địa danh nói riêng.
2.1.1.2. Địa danh được hình thành từ một cụm từ