Quyết định năm 1984 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách viết và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các phương thức thể hiện địa danh tiếng đức trong các văn bản tiếng việt (Trang 52 - 53)

- Cách viết và đọc theo nguyên ngữ

3.2.1. Quyết định năm 1984 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách viết và

cách đọc tên riêng nước ngoài trên văn bản tiếng Việt

Tinh thần cơ bản của quyết định này có thể tóm tắt như sau:

- “Những danh từ đã Việt hóa (tên các châu lục, đại dương, tên một số

- Những địa danh khác và nhân danh thì để nguyên nếu bản ngữ dùng

chữ La Tinh, chuyển tự sang chữ La Tinh nếu bản ngữ dùng thứ chữ khác. Ngoại lệ cho trường hợp này là nhân danh và địa danh của Trung Quốc.

- Nếu chuyển tự, vần chữ quốc ngữ cần được bổ sung thêm các chữ cái La Tinh thông dụng khác như f, z, j, w. Những chữ và những dấu khu biệt khơng có trong vốn chữ cái của nhà in có thể được bỏ qua hoặc

thay thế bằng những chữ gần tương tự”.

Cách để nguyên dạng tên riêng như nguyên ngữ hay chuyển tự có một số

ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Đảm bảo tính trung thực đối với tên riêng nước ngồi, tiện lợi

cho người xử lý thông tin (nhất là đối với báo điện tử cần phải xử lý nhanh

thông tin để thông tin cập nhật với quần chúng từng ngày). Hơn nữa, cách viết này đảm bảo được tính thống nhất trong hệ thống tên riêng nước ngoài.

Nhược điểm: Cách viết này gây khó khăn cho người ở trình độ phổ thơng. Họ khó có thể đọc được, viết được và truyền đạt lại được tên riêng nước

ngồi. Ngay cả những người có trình độ ngoại ngữ cũng không thể đọc và viết lại được tất cả các tên riêng trong nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các phương thức thể hiện địa danh tiếng đức trong các văn bản tiếng việt (Trang 52 - 53)