Quan điểm trong bản „Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa“

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các phương thức thể hiện địa danh tiếng đức trong các văn bản tiếng việt (Trang 53 - 54)

- Cách viết và đọc theo nguyên ngữ

3.2.2. Quan điểm trong bản „Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa“

sách giáo khoa“12

Trong bản Quy định tạm thời này có những điều khoản về cách viết tên riêng tiếng Việt và tên riêng nước ngoài. Ở mục „Cách viết tên riêng nước ngoài“ có quy định về hai trường hợp. Trường hợp phiên âm qua âm Hán- Việt thì viết tên riêng nước ngoài theo quy tắc viết tên riêng, tên địa lý Việt

Nam, ví dụ như Anh, Pháp, Đức v.v. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán-Việt thì mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví dụ như Mát-xcơ-va, I-ta-li-a.

Cách viết này có một sốưu và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm: Phiên theo cách viết có dấu chữ và gạch nối tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tạo thành chính thể danh từ riêng, giúp cho

độc giả có thểđọc được, viết được và nhớ được.

Nhược điểm: Cách viết theo lối phiên âm khác nhiều so với nguyên ngữ, hơn nữa tốn nhiều thời gian và công sức cho người xử lý tên riêng nước ngoài, đặc biệt trong thời đại ngày nay khi số lượng tên địa lý, tên riêng của nhiều ngôn ngữ xuất hiện với tần số cao. Cách viết này khó có thể có được một sự thống nhất cao nếu không có những hướng dẫn cụ thể về cách phiên âm đối với từng ngôn ngữ. Hơn nữa cách viết có gạch nối cũng bị coi là không kinh tế, không tiết kiệm cho ấn phẩm.

3.2.3. Bn d tho “Quy định cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong các văn bn qun lý nhà nước” ca Vin Ngôn ng hc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các phương thức thể hiện địa danh tiếng đức trong các văn bản tiếng việt (Trang 53 - 54)