- Cách viết và đọc theo nguyên ngữ
9. Saale: sông Da-lơ 18 Lech: sông Lêch 27 Elde: sông En-đơ
Đến đây có thể có người hỏi là dòng sông Đanuýp có một phần chảy qua nước Đức và người Đức đặt tên là Donau thì sẽ phiên âm theo nguyên gốc tiếng Đức hay dùng cái tên đã quá nổi tiếng trong tiếng Việt là Đanuýp? Đúng là cái tên này khó mà „xóa“ khỏi vốn từ tiếng Việt. Donau là con sông có chiều dài đứng thứ 2 ở châu Âu (tổng chiều dài là 2.845 km), chỉ xếp sau dòng sông Wolga (3.534 km). Dòng sông này ở Đức và Áo được gọi là Donau và ở Ukraine gọi là Dunai. Đối với tên địa lí mang tính quốc tế như
vậy thì ta phải kết hợp với các thứ tiếng khác để cho ra một cái tên chung trong tiếng Việt. Trường hợp này có thể tạm gọi là trường hợp tương đương
nhiều : một15. Tức là có nhiều tên trong các ngôn ngữ khác nhau cho một sự
vật và ta chỉđược phép có một tên trong tiếng Việt mà thôi. Trong trường hợp „tranh chấp“ như vậy, ta có thể ghi lại phiên âm từ nguyên dạng tiếng Anh và có phụ chú nguyên gốc tiếng Đức trong ngoặc kép làm giải pháp cuối cùng. Ví dụ:
Cách làm này một mặt vẫn đảm bảo được sự thống nhất trong việc thể hiện
địa danh, mặt khác vẫn tạo ra được cho người đọc một mối liên hệ với tên địa lí nguyên dạng trong tiếng Đức.
Trên đây, chúng tôi vừa liệt kê một số con sông lớn ở Đức. Tiếp theo là bảng thống kê một số ngọn núi và dãy núi ởđất nước này.
Bảng 3.2: Tên một số ngọn núi và dãy núi ởĐức
1. Zugspitze: núi Suc-spit-sơ 12.Ahlsburg: vùng/dãy núi An- sơ-buôc