Xây dựng thống nhất tổ chức Giáo hội Phật giáoViệt Nam từ trung ơng đến địa ph-ơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của đảng và nhà nước về tôn giáo trường hợp với phật giáo từ năm 1981 đến năm 2008 (Trang 92 - 98)

Giáo hội Phật giáoViệt Nam với chính sách của Đảng và Nhà n-ớc

3.1. Xây dựng thống nhất tổ chức Giáo hội Phật giáoViệt Nam từ trung ơng đến địa ph-ơng

từ trung -ơng đến địa ph-ơng

Đ-ợc Đảng và Nhà n-ớc tạo điều kiện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ tr-ơng thống nhất và kiện toàn hệ thống tổ chức, từ cấp trung -ơng đến địa ph-ơng. Theo đó, tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia thành cấp Trung -ơng, cấp Tỉnh/Thành và cấp Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh. Cấp Trung -ơng lãnh đạo của Giáo hội gồm: Hội đồng Minh chứng và Hội đồng Trị sự, nhiệm kỳ 5 năm.

Hội đồng Minh chứng thành viên là các Hòa th-ợng, suy cử ra một Ban Th-ờng trực, đứng đầu là Đức Pháp chủ, d-ới là các Phó pháp chủ và các thành viên khác. Hội đồng Trị sự là các Hòa th-ợng,

Th-ợng tọa, Đại đức, Ni tr-ởng, Ni s-, C- sĩ, do Ban Th-ờng trực Hội đồng Trị sự tiền nhiệm đề cử và Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy cử, đứng đầu là vị Chủ tịch. Ban th-ờng trực Hội đồng Trị sự thay mặt cho Hội đồng Trị sự điều hành các hoạt động của Giáo hội, theo Nội quy của mình và có đệ trình Hội đồng Minh chứng kính t-ờng. Cấp cơ sở gồm cấp Tỉnh, Thành là Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, ng-ời đứng đầu là Tr-ởng Ban Trị sự; cấp Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh lãnh đạo bởi Ban Đại diện Phật giáo, đứng đầu là Chánh Ban đại diện Phật giáo Quận hội, Huyện hội, Thị hội, Thành hội và đơn vị cơ sở là các Tự, Viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đ-ờng, hoạt động theo Nội quy của Giáo hội.

Về tổ chức cấp Trung -ơng, Giáo hội đã có 10 Ban, Ngành, Viện trực thuộc Trung -ơng. Mỗi Ban có 40 thành viên và các Phân Ban, có Nội quy sinh hoạt và phòng làm việc đặt tại Văn phòng Trung -ơng Giáo hội, hoạt động hài hòa d-ới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Th-ờng trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Văn phịng Trung -ơng Giáo hội có 2 cơ sở: cơ sở 1 đặt tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, cơ sở 2 đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Trung -ơng Giáo hội quản lý mọi sinh hoạt của các Ban ngành, Viện, các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo trên phạm vi cả n-ớc.

Cấp địa ph-ơng, Giáo hội từng b-ớc kiện toàn hệ thống lãnh đạo và tổ chức, tăng c-ờng hiệu quả hoạt động của các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, d-ới sự lãnh đạo trực tiếp Ban Th-ờng trực Hội đồng Trị sự Trung -ơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Số l-ợng nhân sự vào Ban Trị sự Tỉnh, Thành ngày một tăng và có sự kết hợp hài hịa giữa các hệ phái Phật giáo. Trên tinh thần tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa ph-ơng, Giáo hội có những những biện pháp linh hoạt, sáng tạo, nhằm phát huy lợi thế của từng cơ sở trong công tác tổ chức lãnh đạo. Đến này, Giáo hội đã kiện toàn, thành lập ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả n-ớc, với 53/64 tỉnh, thành phố có tổ chức

Giáo hội, một số tỉnh còn lại đang xúc tiến điều chỉnh nhân sự và kiện toàn tổ chức để thành lập trong thời gian tới. Giáo hội còn chỉ đạo cho các đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo tổ chức Đại hội theo đúng thời gian quy định. Trong nhiệm kỳ qua đã có 51/54 đơn vị Tỉnh, Thành hội phát triển tiến hành Đại hội đúng với quy định của Giáo hội. Ngoài ra, Ban Hội đồng Trị sự cũng th-ờng xuyên h-ớng dẫn phật tử tại các đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo sinh hoạt Phật sự, hoằng pháp có sự thống nhất từ trung -ơng đến cơ sở.

Trung -ơng Giáo hội rất chú trọng công tác phổ biến Thông tri, Thông bạch đến các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo; th-ờng xuyên h-ớng dẫn các Tỉnh, Thành hội Phật giáo tổ chức học tập, quán triệt văn kiện của Giáo hội; đồng thời cũng sát sao chỉ đạo việc nắm vững Hiến ch-ơng sửa đổi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007 - 1012). Từng b-ớc triển khai và thực hiện có hiệu quả các mặt hoạt động của Giáo hội từ các Ban, Viện Trung -ơng Giáo hội đến Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo trong toàn quốc. Nhờ bám sát ch-ơng trình hoạt động, quan tâm đến công tác Phật sự và tình hình sinh hoạt ở mỗi địa ph-ơng, nên Phật giáo Việt Nam ln có sự nhất quán trong tổ chức và lãnh đạo, từ trung -ơng đến địa ph-ơng và chấp hành đúng tinh thần của Hiến ch-ơng, cũng nh- chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà n-ớc ta. Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa Nhà n-ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất hài hòa, tốt đẹp, ít xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp hay xung đột căng thẳng. Từ kiện toàn và thống nhất tổ chức Giáo hội, hoạt động Phật sự ở các cấp cơ sở cũng có sự thống nhất và đồng thuận cao.

Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội đã tiến hành bồi d-ỡng hoằng pháp, công tác tăng sự, bồi d-ỡng nghiệp vụ hành chính và trụ trì, nghiệp vụ giáo dục, hoạt động của Gia đình Phật tử, hội thảo Huynh tr-ởng cấp Dũng, cấp Tấn, v.v.

Về công tác tăng sự, Trung -ơng Giáo hội và Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội thực hiện công tác thống kê tăng ni, tự viện của từng địa ph-ơng, nhằm tăng c-ờng việc quản lý tăng ni, tự viện theo đúng nội quy Ban Tăng sự. Việc hợp thức hóa số tăng ni đã đ-ợc xuất gia tu học và nhập khẩu, tạm trú tại các tự viện đ-ợc tiến hành một cách có hiệu quả với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa ph-ơng. Nhờ vậy, công tác quản lý tăng ni đã đi vào nền nếp, góp phần làm cho đoàn thể tăng ni tại các cơ sở tự, viện nhất tâm đoàn kết xung quanh Giáo hội. Đến nay, Trung -ơng Giáo hội đã cấp 4.667 giấy chứng nhận Tăng ni cả n-ớc, đổi mới 954 giấy chứng nhận Tăng ni và cấp 530 giấy chứng nhận Tu sĩ Nam tông Khmer [46, tr. 34]. Trung -ơng Giáo hội cịn bồi d-ỡng nghiệp vụ hành chính trụ trì cho các thành viên Ban Trị sự và trụ trì các tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đ-ờng tại các cơ sở Giáo hội địa ph-ơng, có 1.190 Tăng ni trụ trì tại các cơ sở tự viện trên toàn quốc đ-ợc bổ nhiệm. Với Phật giáo Nam tông Khmer, Trung -ơng Giáo hội đã bổ nhiệm, hợp thức hóa cho 520 vị trụ trì, khắc dấu cho 42 cơ sở tự viện và công nhận Ban Quản trị 452 cơ sở Phật giáo Nam tông Khmer [46, tr. 34].

Trong công tác hoằng d-ơng chính pháp, lợi lạc quần sinh của Giáo hội, ch-ơng trình thuyết giảng phật pháp tại các giảng đ-ờng lớn của các Tỉnh, Thành hội đã đ-ợc thực hiện liên tục và phát triển đồng bộ từ hình thức đến nội dung. Đặc biệt, ch-ơng trình thuyết pháp của Giáo hội còn đ-ợc phát triển xuống tận quận, huyện, thị xã, đơn vị tự, viện. Đồng thời các đạo tràng Pháp Hoa, D-ợc s-, Đạo tràng tu bát quan trai, thập thiện, tịnh độ, tu thiền, hội quy đang đ-ợc phát triển có nền nếp và nhân rộng trong các cơ sở tự viện của Giáo hội trong toàn quốc. Tháng 4 năm 2006, Ban Điều hành Giảng s- Trung -ơng đoàn làm lễ ra mắt, tiếp đến tháng 1 năm 2007, Ban Hoằng pháp Trung -ơng đã tổ chức lễ ra mắt Đoàn Giảng s- Trung -ơng và trao giấy chứng nhận cho 128 thành viên Đoàn Giảng s- Trung -ơng, làm cho

công tác Hoằng d-ơng của Giáo hội đ-ợc nhất quán và đi vào nền nếp. Tại các đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Đoàn Giảng s- cũng đ-ợc thành lập và hoạt động có hiệu quả.

Hệ thống tr-ờng lớp đào tạo các tăng ni đ-ợc kiện toàn, từ các tr-ờng Sơ cấp đến các tr-ờng Trung cấp, các tr-ờng Cao đẳng và các Học viện Phật giáo, cũng nh- sau Đại học và du học n-ớc ngồi. So với các tơn giáo khác ở Việt Nam, Phật giáo có một hệ thống các tr-ờng lớp đào tạo nhiều nhất, gồm: 4 Học viện, 8 tr-ờng Cao đẳng, 31 tr-ờng Trung cấp và tr-ờng 37 Sơ cấp. Có sự liên hệ giữa Ban giáo dục Tăng ni Trung -ơng với Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer. Cơ sở vật chất cho giáo dục đ-ợc đầu t-, chăm lo. Hệ thống giáo án, giáo trình và đội ngũ giảng s- dần đ-ợc quy chuẩn chung trong cả n-ớc. Nhìn chung, trong những năm qua, Giáo hội đã đ-a ra những quy chế chung cho ngành giáo dục và hoằng pháp, nhằm xây dựng thống nhất về công tác đào tạo, tổ chức quản lý và soạn thảo thống nhất ch-ơng trình giảng dạy.

Ch-ơng trình giáo dục có sự thống nhất và đồng bộ về nội dung giảng dạy và quy chế thi cử, tuyển sinh cho tất cả các Học viện, các tr-ờng lớp từ Trung -ơng đến địa ph-ơng. Giáo hội cũng xây dựng nội dung đào tạo cho từng cấp học từ Sơ cấp đến Học viện trong cả n-ớc. Ban giáo dục Tăng ni Trung -ơng đang nỗ lực để tiến hành quy chuẩn hóa thống nhất hệ thống Quy chế, Nội quy, thành lập Ban biên soạn, tuyển chọn và tập hợp giáo án, có sự chỉ đạo thống nhất chung về giáo trình, giáo án thi cử, thang điểm cũng nh- tiêu chuẩn cần có của thành phần giảng và học. Nội dung tu học, Ban giảng huấn các tr-ờng hạ trích giảng các mơn Kinh, Luật, Luận theo ch-ơng trình Học viện Phật giáo Việt Nam, Cao đẳng Phật học, Trung cấp Phật học và một số mơn sinh hoạt giáo hội, ngoại khóa. Nhìn chung, các cơ sở giáo dục có sự nhất trí với chủ tr-ơng đào tạo tăng ni đạo hạnh.

Việc sinh hoạt Gia đình Phật tử ngày càng đ-ợc củng cố và ổn định. Ban H-ớng dẫn Phật tử Trung -ơng, Ban H-ớng dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội luôn bám sát vấn đề tu học, huấn luyện Huynh tr-ởng, cấp xếp Huynh tr-ởng, cấp thẻ Huynh tr-ởng Gia đình phật tử, hoạt động của Gia đình phật tử, cơng tác hiếu hạnh, sinh hoạt đạo tràng, v.v.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời đem lại sự thống nhất về mặt tổ chức và sự thống nhất trong t- t-ởng từ Trung -ơng đến địa ph-ơng, với toàn thể tăng ni, phật tử Việt Nam; đồng thời thúc đẩy Phật giáo Việt Nam hoạt động đúng đ-ờng h-ớng và đúng chánh pháp. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam đã có nhiều giai đoạn thống nhất về mặt cơ cấu tổ chức, nh- sự kiện thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam (1951), thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (1964) nh-ng ch-a lần nào Việt Nam có đ-ợc thống nhất trọn vẹn. Sự thiếu thống nhất trong ý chí và hành động là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm cho hai lần thống nhất tr-ớc của Phật giáo phải tan rã và đ-a đến sự chia rẽ. Còn về t- t-ởng, nếu tr-ớc đây có sự chia rẽ trong hành động cũng nh- trong suy nghĩ, ch-a thực sự thấy đ-ợc sự gắn bó giữa đạo pháp và dân tộc, ch-a thấy đ-ợc ý nghĩa và vai trò của một tổ chức Giáo hội thì sau khi thống nhất thành một, Giáo hội chủ trương đề ra phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội chủ nghĩa” nhằm thống nhất về t- t-ởng. Từ đó, tạo ra sức mạnh cho Giáo hội trong việc triển khai ch-ơng trình hành động của mình. Chính từ sự kiện thống nhất Phật giáo, hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội mới có điều kiện để kiện toàn tổ chức, tạo tiền đề cho Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đúng ph-ơng châm và đúng chánh pháp.

Nhìn chung, trong thời gian qua, Giáo hội đã từng b-ớc ổn định và đi vào sinh hoạt một cách có hệ thống. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tạo ra sự thống nhất trong ý chí và hành động, trong lãnh đạo và tổ

chức từ trung -ơng đến địa ph-ơng. Thực tế hiện nay, bộ máy lãnh đạo thống nhất của Giáo hội hơn 25 năm qua đã đ-ợc hồn thiện, khơng ngừng củng cố, mở rộng về nhân sự và chất l-ợng, trình độ, để thực hiện trọn vẹn nguyên tắc thống nhất đã đề ra; thực sự đã xây dựng một hệ thống Giáo hội vững mạnh trên phạm vi cả n-ớc. Chính yếu tố đồn kết thống nhất trong các tổ chức, hệ phái Phật giáo trên quy mô cả n-ớc, đã đ-a đến sự thống nhất về quan điểm t- t-ởng và giáo lý trong ch-ơng trình thuyết giảng Phật pháp tại các tự viện đạo tràng, cũng nh- các ch-ơng trình hoạt động của Phật sự. Giáo hội Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức uy tín, đáng tin cậy đối với tăng ni phật tử cả n-ớc. Những thành tựu tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định niềm tin của Giáo hội vào Nhà n-ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời khẳng định, Giáo hội Phật giáo Việt Nam xứng đáng đảm nhiệm vai trị sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn mới, cùng dân tộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê h-ơng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của đảng và nhà nước về tôn giáo trường hợp với phật giáo từ năm 1981 đến năm 2008 (Trang 92 - 98)