3.1. Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu này nhằm vận dụng những lý thuyết, kỹ năng, phương pháp đã học để nhân viên Công tác xã hội ứng dụng trong thực tiễn nhằm vận động các nguồn lực của địa phương nhằm xây dựng CLB hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ trong cuộc sống.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Thơng qua việc tìm hiểu và đánh giá các nguồn lực, người nghiên cứu sẽ xây dựng Đề án để thành lập Cơ sở hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ trên địa bàn phường với kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể theo từng bước. Đề án được xây dựng với cơ cấu về nhân sự của Ban vận động, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phê duyệt Đề án, công nhận Ban vận động và cho phép được sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng của phường là trụ sở của hoạt động của Cơ sở hỗ trợ. Trên cơ
sở đó Ban vận động sẽ tiếp cận với các nhân viên y tế, các nhân viên cơng tác xã hội, giáo viên có chun mơn làm việc với trẻ tự kỷ; gia đình có trẻ tự kỷ; nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện để vận động tham gia, ủng hộ nguồn lực nhằm xây dựng Cơ sở hỗ trợ.
Trên cơ sở tổng hợp các đơn đề nghị tham gia và cam kết của các thành viên Ban vận động, chuyên gia, gia đình TTK, nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện, Ban vận động đề xuất UBND phường ban hành quyết định thành lập và cho ra mắt Cơ sở hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ trên địa bàn. Đây là nhóm đối tượng yếu thế gần như chưa được hỗ trợ về cơ bản và đây là một hoạt động ứng dụng vô cùng ý nghĩa, đem lại hiệu quả trợ giúp thiết thực với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ. Qua đó, người nghiên cứu mong muốn sẽ nhân rộng mơ hình trên địa bàn và phát triển đa dạng các hoạt động trợ giúp từ vật chất đến tâm lý, tình cảm và cả trị liệu chuyên khoa trong tương lai.