2.2.1 .Cơ cấu ngành nghề của cha/mẹ trẻ tự kỷ
2. tuổi của bố mẹ
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường đại học Queensland, Úc cho biết, nam giới làm cha ở tuổi trên 40 sẽ sinh ra những đứa trẻ có thể mắc hội chứng tự kỷ, những bất thường trên khuôn mặt, hộp sọ đồng thời bé cịn có điểm số thấp trong các bài kiểm tra về trí thơng minh, sự tập trung, ghi nhớ và cả kỹ năng đọc. Độ tuổi của người mẹ khi mang thai cũng liên quan đến bệnh tự kỷ của trẻ. Theo
đó, cứ mỗi 5 năm tăng tuổi của mẹ thì mức độ tự kỷ ở trẻ lại tăng thêm 18%. Ngoài ra, người cha quá lớn tuổi (ngồi tuổi 45) cịn có nguy cơ sinh ra những bé em mắc chứng thần kinh, rối loạn tâm thần.
Theo một nghiên cứu khác ở Thụy Điển các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 417.000 trẻ em sinh ra tại Thụy Điển từ năm 1984 và 2003. Họ phát hiện ra rằng những phụ nữ đã sinh trước khi họ 30 tuổi đã khơng có cơ hội gia tăng liên quan đến tuổi có con với rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên, nguy cơ tự kỷ ở trẻ em sinh ra từ những bà mẹ 30 tuổi trở lên tăng nhanh chóng.
Từ những nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ tuổi của bố mẹ là một trong những yếu tố có liên quan đến nguyên nhân trẻ có những biểu hiện chậm phát triển hoặc rối loạn tự kỷ.
Bảng 2.5: Độ tuổi trung bình của bố mẹ (tuổi)
Độ tuổi
Tổng số
20-25 26 – 34 35 - <40
50 15 11 24
Nguồn: thu thập thông tin điều tra của bản thân năm 2018
Thực tế đã có nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng độ tuổi của bố mẹ càng cao tỷ lệ thuận với việc sinh ra những đứa trẻ khiếm khuyết về cả thể chất cũng như trí não. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác theo cách lý luận thơng thường thì nếu tuổi của bố mẹ dao động trong khoảng 20 đến 25 tuổi thì đây là thời điểm các bậc phụ huynh còn thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như chăm sóc trẻ, do đó ở nhóm tuổi 35 – dưới 40 tuổi và nhóm tuổi 20 – 25 tuổi có số lượng trẻ tự kỷ lớn hơn ở độ tuổi 26 – 34 tuổi.