CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CAN THIỆP
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Nguồn lực, vận động các nguồn lực
Theo định nghĩa của từ điển Việt Nam thì nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường ở cả trong nước và nước ngồi có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. Nguồn lực thay đổi theo không gian và thời gian. Con người có thể làm thay đổi nguồn lực theo hướng có lợi cho mình.
Theo tài liệu xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực của Trung tâm nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ trong Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở TP. HCM” đã đưa ra khái niệm về vận động nguồn lực cụ thể như sau:
Theo lý thuyết của Kendall (2006) thì vận động nguồn lực là hoạt động của một nhóm nhân viên chuyên nghiệp nòng cốt của một tổ chức chuyên xây dựng phong trào xã hội nhằm mang lại tiền, những sự hỗ trợ, sự quan tâm của truyền thông, sự liên minh của những người có quyền lực và sự cải tiến hệ thống tổ chức của cộng đồng.
Phong trào xã hội cần những nguồn lực trên để tăng hiệu quả chuyển biến xã hội vì chỉ sự bất bình và những lời than phiền sẽ khơng tạo ra sự chuyển biến xã hội. Phong trào xã hội hoạt động có những mục tiêu trên nhưng trong đó việc tạo mối tương tác giữa những phong trào xã hội và những tổ chức khác (các phong trào xã hội khác, các cơ sở kinh tế, cơ quan nhà nước ) là quan trọng hơn bất kỳ tài nguyên nào vì hiệu quả hoạt động của hệ thống các tổ chức chính là chía khóa của nguồn lực.
Các loại nguồn lực (theo phương pháp ABCD của Mc. Knight.1999) thì nguồn lực cộng đồng được xem như những gì đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng bao gồm những thành phần sau:
- Nguồn nhân lực: người dân trong cộng đồng, những cá nhân, nhóm có kinh nghiệm trong làm ăn, trong tổ chức cộng đồng; người có kỹ năng, tay nghề cao, là hạt giống tốt cần nhân rộng; những người có ảnh hưởng tích cực tới nhóm người khác.
- Nguồn lực vật chất: những cơ sở vật chất mang lại phúc lợi trong cộng đồng.
- Nguồn lực thiên nhiên: đất đai, nguồn nước, sơng ngịi, tài ngun khống sản
- Nguồn lực xã hội: bao gồm các nhóm tự phát, các tổ chức đồn thể, các cơ quan ban ngành và môi trường chính sách. Những thiết chế, tổ chức trong cộng đồng như các tổ chức tơn giáo, tổ nhóm, câu lạc bộ, trung tâm học tập cộng đồng
- Mơi trường chính sách: các chế định xã hội như hương ước, các chính sách ưu đãi, các phong tục tập quán có ảnh hưởng đến đời sống người dân.
- Nguồn lực tài chính và cơ sở kinh tế: vốn liếng của người dân, của các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong cộng đồng
Vai trị của cơng tác vận động nguồn lực
- Là 1 trong 3 yếu tố cấu thành tổ chức CLB vững mạnh.
- Tạo được nguồn lực dưới mọi hình thức khác nhau nhằm tạo cho CLB có nguồn lực ổn định để có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của TTK và gia đình trẻ.
- Đảm bảo đáp ứng nhu cầu trợ giúp đối tượng. - Đảm bảo tính kịp thời, tại chỗ.
- Đảm bảo tính ổn định để duy trì hoạt động
* Các hình thức vận động nguồn lực
- Vận động tài chính: thơng qua các hình thức gây quỹ (tổ chức các đợt vận động ủng hộ); tổ chức các sự kiện (văn nghệ, hội thi, báo cáo chuyên đề ); tổ chức cung ứng dịch vụ (bán hàng, giao hàng do tình nguyện viên thực hiện ); xây dựng dự án và xin tài trợ
- Vận động nguồn lực khác: kêu gọi ủng hộ vật chất; kêu gọi tình nguyện viên tham gia ủng hộ mạng lưới; vận động các nhà chuyên môn biện hộ, giúp đỡ về thủ tục hành chính, pháp lý để giải quyết các vấn đề của cộng đồng hoặc liên hệ vận động các cấp có thẩm quyền liên quan quan tâm giải quyết các vấn đề của cộng đồng.
Trong khuôn khổ của luận văn đề cập đến khái niệm nguồn lực hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ ở đây chính là nhân lực (con người), vật lực (cơ sở vật chất, hàng hóa); tài lực (tài chính), cơ chế chính sách để giải quyết những vấn đề mắc phải của
trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ. Đó là chính là những điều kiện cần thiết đáp ứng những u cầu của q trình can thiệp, hay nói cách khác, những nguồn lực hỗ trợ thiết yếu chính là những nhu cầu, nguyện vọng và mong muốn chính đáng của những gia đình có trẻ tự kỷ mà do những nguyên nhân nào đó họ chưa thể tiếp cận hoặc chưa đạt được.