CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CAN THIỆP
1.2.3. Lý thuyết vai trò
Mặc dù cụm từ “vai trò” đã xuất hiện trong ngôn ngữ châu Âu trong nhiều thế kỷ nhưng nó chỉ được biết đến với tư cách là một thuật ngữ xã hội chỉ từ khoảng những năm 1920 và 1930. Cụm từ này trở nên nổi bật hơn trong các diễn ngôn xã hội học thông qua các công trình lý thuyết của George Herbert Mead (Mỹ), Jacob L.Moreno và Linton. Hai trong số các khái niệm của Mead - tâm và tự - là tiền thân của lý thuyết trò [6].
Thuyết vai trò chỉ ra xu hướng phát triển và sự đa dạng của con người nhằm phân tích, kiểm chứng mối quan hệ giữa văn hóa xã hội, tổ chức và trình diễn mà con người thể hiện khi tham gia vào tương tác (Martin – Wilson, 2005).
Nội dung chính của thuyết vai trò cho rằng vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó.
Có hai loại vai trò khác nhau là vai trò ẩn và vai trò hiện. Vai trò hiện là vai trò hiện ra bên ngoài mọi người đều nhìn thấy được. Vai trò ẩn là vai trò không thể hiện ra bên ngoài và có lúc chính người đóng vai trò đó cũng không biết.
Thuyết này cho rằng vì mỗi cá nhân thường chiếm giữ các vị trí nào đó trong xã hội và tương ứng với các vị trí đó là các vai trò. Những vai trò chỉ ra cụ thể cách thức nhằm đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cũng chỉ ra
những nội dung hoạt động cần thiết đòi hỏi phải có trong bối cảnh hoặc tình huống có sẵn.
Thuyết khẳng định hành vi của con người chịu sự chỉ đạo của những mong muốn cá nhân họ hoặc những mong muốn của người khác. Những mong muốn cho mỗi vai trò khác nhau nhưng phù hợp với vai trò mà cá nhân thực hiện hoặc trình diễn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thuyết cũng cho rằng muốn thay đổi hành vi một cá nhân, cần tạo cơ hội cho họ thay đổi vai trò. Công tác xã hội đã vận dụng luận điểm đó cùng với các phương pháp tiếp cận khác để thực hiện can thiệp cho đối tượng của mình.
Thuyết vai trò được đánh giá là phương pháp tiếp cận hiểu quả đối với việc hiểu biết của con người, xã hội. Lý thuyết vai trò cho phép tìm hiểu bản chất và những biểu hiện của các mối quan hệ của các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, cho phép nghiên cứu các quan hệ xã hội ở các cấp độ khác nhau.
Áp dụng lý thuyết vai trò trong luận văn này: theo thuyết vai trò thì mỗi người đều có những vai trò nhất định trong xã hội, tùy thuộc vào việc cá nhân đó ở trong hoàn cảnh và vị thế như thế nào. Trong nghiên cứu này nhân viên công tác xã hội có vai trò hỗ trợ và giúp đỡ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ trên địa bàn phường trong việc tiếp cận các nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu, tháo gỡ những khó khăn mà họ gặp phải. Đặc biệt ở đây là vai trò hiện của nhân viên công tác xã hội (vai trò tìm hiểu nhu cầu của cha mẹ có con tự kỷ, vai trò tư vấn, hỗ trợ cho cha mẹ có con tự kỷ và vai trò kết nối nguồn lực). Qua việc thực hiện các vai trò, nhân viên công tác xã hội đã giúp đỡ các bậc cha mẹ có con tự kỷ chăm sóc và nuôi, dạy trẻ tốt hơn.