CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CAN THIỆP
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.4. Công tác xã hội
Công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp và đóng một phần quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Do đó Cơng tác xã hội được rất nhiều người quan tâm, có rất nhiều khái niệm khác nhau về cơng tác xã hội, trong đó nổi bật là: Theo từ điển Bách khoa ngành Công tác xã hội (1995): “Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho cho người dân trong xã hội” [9].
Tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng: Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm để giải quyết vấn đề. Cơng tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội [9].
Theo định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên Công tác xã hội Mỹ (NASW): Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó [4].
Hiệp hội cán sự Công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7/2010 tại Montreal – Canada (IFSW): Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho đời sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng
các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề [4].
Từ những quan điểm trên chúng ta thấy được với mỗi góc độ hiểu biết và nghiên cứu khác nhau sẽ có một định nghĩa khác. Do đó trong những khái niệm trên chúng tôi chọn khái niệm của Hiệp hội cán sự công tác xã hội quốc tế thông qua tháng 7/2010 tại Montreal-Canada làm khái niệm cơng cụ của mình.
1.1.5. Vai trị của nhân viên công tác xã hội
Vai trị cơng tác xã hội là can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, gia đình, nhóm người có cùng vấn đề, cộng đồng và các hệ thống xã hội nhằm hỗ trợ thân chủ đạt được sự thay đổi về mặt xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ với con người và để nâng cao an sinh xã hội. Cơng tác xã hội có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ các nhóm đối tượng gặp vấn đề khó khăn trong xã hội, đặc biệt trong nhóm đó có trẻ tự kỷ. Vậy cơng tác xã hội có vai trị gì đối với trẻ tự kỷ? để giải đáp cho câu hỏi này, trước hết phải bắt đầu từ cơng tác xã hội có những vai trị gì? Cơng tác xã hội có nhiều vai trị khác nhau chủ yếu thể hiện trong các vấn đề sau [6]:
- Củng cố an sinh xã hội thông qua việc cải thiện các vấn đề xã hội và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề cho cá nhân và cộng đồng.
- Trợ giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng, cũng như môi trường xã hội rộng hơn giải quyết và đối phó với khó khăn trong cuộc sống.
- Kết nối con người với các nguồn lực và hệ thống dịch vụ xã hội, cũng như việc thúc đẩy các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực cho con người hoạt động có hiệu quả và mang tính chất nhân văn.
- Thúc đẩy thực hiện và vận động chính sách hỗ trợ các nhóm yếu thế đẩy mạnh an sinh và công bằng xã hội.
- Tổ chức nghiên cứu các vấn đề xã hội nhằm cải thiện khung pháp lý và tăng cường dịch vụ đáp ứng phù hợp cho các nhóm đối tượng.
- Giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức và năng lực về giải quyết các vấn đề xã hội
Như vậy, cơng tác xã hội có rất nhiều vai trị khác nhau. Vận dụng những vai trị đó vào đối tượng cụ thể là trẻ tự kỷ và gia đình trẻ áp dụng vào luận văn này, vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tiếp cận các nguồn lực, cụ thể như sau:
- Vai trò người xử lý dữ liệu: cơng tác xã hội tìm hiểu thơng tin, dữ liệu về nhu cầu của các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ trên địa bàn phường Cẩm Bình xem hiện nay họ đang gặp khó khăn hay có nhu cầu gì từ đó lên kế hoạch trợ giúp để giúp họ giải quyết vấn đề.
- Vai trò tư vấn, hỗ trợ cho cha mẹ có con tự kỷ: cơng tác xã hội cung cấp các kỹ năng tập phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ; giúp các thành viên giải đáp những khúc mắc, vấn đề mà họ đang gặp phải ví dụ như những vấn đề xung quanh trẻ tự kỷ, áp lực khi con bị tự kỷ sau đó lên kế hoạch giúp họ có khả năng tự giải quyết khó khăn.
- Vai trị kết nối nguồn lực: cơng tác xã hội là trung gian tìm kiếm, kết nối các nguồn lực để hỗ trợ và giúp đỡ cho trẻ tự kỷ và gia đình. Các nguồn lực này bao gồm cả nguồn lực bên trong và bên ngồi. Từ đó, có thể giúp cho trẻ và gia đình có cuộc sống tốt hơn.
- Vai trò biện hộ: nhân viên công tác xã hội đóng vai trị là người biện hộ hoặc vận động các nhà chuyên môn biện hộ, giúp đỡ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ về thủ tục hành chính, pháp lý để giải quyết các vấn đề của họ hoặc liên hệ vận động các cấp có thẩm quyền liên quan quan tâm giải quyết các vấn đề của trẻ tự kỷ và gia đình trẻ.
Trong khn khổ của đề tài này, chúng tôi đánh giá vai trò của nhân viên CTXH được thể hiện ở một số nội dung sau: đó là vai trị kết nối giữa các nguồn lực: về y tế, giáo dục, về tiếp cận chính sách, tư vấn tâm lý, qua đó nhằm hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ có thể giải quyết được những khó khăn đang mắc phải, được động viên, chia sẻ trong cơng tác hịa nhập cộng đồng cho trẻ.
1.2. Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn.Năm 1943, ông đã
phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu của con người. Trong đó, ơng sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước [6].
Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.
Biểu đồ 1.1: Tháp nhu cầu Maslow
- Nhu cầu cơ bản (basic needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu: ăn, uống, ngủ, khơng khí để thở, tình dục làm cho con người thoải mái.
- Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống cịn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ, Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,
- Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love).
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lịng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Đó là nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói cách khác, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.
Ứng dụng lý thuyết này vào luận văn, người nghiên cứu muốn tìm hiểu những khó khăn, nhu cầu của các bậc phụ huynh trong chăm sóc, ni và dạy trẻ tự kỷ, từ đó tìm hiểu các nhu cầu cần thiết của các bậc phụ huynh. Ngoài ra, người nghiên cứu cịn tìm hiểu thực trạng vai trị cơng tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ trên địa bàn phường, đã làm được những gì để giúp đỡ các cha mẹ đáp ứng các nhu cầu đó. Sau đó đưa ra những kiến nghị giúp hồn thiện vai trị cơng tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ hơn.
1.2.2. Lý thuyết hệ thống – sinh thái
Pincus và Minahan (1973) đưa ra một cách tiếp cận đến công tác xã hội áp dụng các tư tưởng hệ thống. Nguyên tắc của những đường hướng của họ là con người phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội gần gũi của họ để có cuộc sống thỏa mãn. Vì vậy, cơng tác xã hội phải tập trung vào những hệ thống như vậy [6].
Theo Pincus và Minahan thì các cá nhân phụ thuộc hệ thống nhằm thỏa mãn được cuộc sống riêng.
Các hình thức của hệ thống gồm: Phi chính thức hoặc tự nhiên; chính thức; các hệ thống xã hội.
- Phi chính thức bao gồm:
+ Gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp
+ Tinh thần, lời khuyên bảo, thông tin, các nguồn lực và hoạt động trợ giúp cụ thể
- Chính thức bao gồm:
+ Từ các tổ chức xã hội, hiệp đoàn xã hội mà các cá nhân là thành phần trong đó.
+ Hỗ trợ các nguồn lực trực tiếp cho cá nhân hoặc giúp họ có được các hình thức thương lượng với hệ thống xã hội khác nhau.
- Xã hội bao gồm:
+ Các hoạt động xã hội, các chương trình tình nguyện, các phong trào xã hội + Các bệnh viện, các chương trình hỗ trợ, cơ sở pháp lý
+ Các trường học, trung tâm chăm sóc...
Lý do thân chủ không sử dụng được hệ thống: Hệ thống nguồn lực không tồn tại; thân chủ không biết sử dụng hệ thống ra sao; chính sách của hệ thống; sự xung đột giữa các hệ thống.
Pincus và Minahan định nghĩa bốn hệ thống cơ bản trong công tác xã hội. Công tác xã hội sẽ trở nên rõ ràng nếu nhân viên cơng tác xã hội phân tích người mà họ đang làm việc rơi vào hệ thống nào tại mọi thời điểm.
Bảng 1.1: Các hệ thống công tác xã hội của Pincus và Minahan
Hệ thống Mô tả Thông tin thêm
Hệ thống tác nhân thay đổi
Nhân viên công tác xã hội và tổ chức họ làm việc (câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ của phường)
Hệ thống thân chủ
Con người, các nhóm, các gia đình, các cộng đồng tìm kiếm sự giúp đỡ và tham gia vào làm việc với hệ thống tác nhân thay đổi. Ví dụ: các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ mong muốn được tham gia vào câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ để tìm kiếm sự trợ giúp trong việc chăm sóc và ni, dạy trẻ tự kỷ.
Đối tượng thực sự đã đồng ý nhận sự trợ giúp và đã tự tham gia, các thân chủ tiềm năng là những người mà nhân viên công tác xã hội đang cố gắng đưa vào.
Hệ thống mục tiêu Những người mà hệ thống tác nhân
thay đổi đang cố thay đổi để đạt được
Thân chủ và hệ thống mục tiêu có thể hoặc
các mục tiêu của họ không là một
Hệ thống hành động
Những người mà hệ thống tác nhân thay đổi làm việc để đạt được các mục tiêu của họ.
Các hệ thống thân chủ, mục tiêu và hành động có thể hoặc khơng là một.
Áp dụng lý thuyết vào nghiên cứu này, theo nguyên tắc của hệ thống là con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống. Trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát sự tác động và hỗ trợ của vai trị cơng tác xã hội đối với các hộ gia đình có trẻ tự kỷ trên địa bàn. Thơng qua đó, nhân viên cơng tác xã hội lên kế hoạch, tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ cho các bậc cha mẹ có con tự kỷ trong việc chăm sóc trẻ, nhân viên công tác xã hội kết nối với các nguồn lực trong và ngồi gia đình để hỗ trợ giúp đỡ gia đình giải quyết vấn đề và khó khăn.
1.2.3. Lý thuyết vai trò
Mặc dù cụm từ “vai trị” đã xuất hiện trong ngơn ngữ châu Âu trong nhiều thế kỷ nhưng nó chỉ được biết đến với tư cách là một thuật ngữ xã hội chỉ từ khoảng những năm 1920 và 1930. Cụm từ này trở nên nổi bật hơn trong các diễn ngôn xã hội học thơng qua các cơng trình lý thuyết của George Herbert Mead (Mỹ), Jacob L.Moreno và Linton. Hai trong số các khái niệm của Mead - tâm và tự - là tiền thân của lý thuyết trò [6].
Thuyết vai trò chỉ ra xu hướng phát triển và sự đa dạng của con người nhằm phân tích, kiểm chứng mối quan hệ giữa văn hóa xã hội, tổ chức và trình diễn mà con người thể hiện khi tham gia vào tương tác (Martin – Wilson, 2005).
Nội dung chính của thuyết vai trị cho rằng vai trị là những khn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó.
Có hai loại vai trị khác nhau là vai trò ẩn và vai trò hiện. Vai trò hiện là vai trị hiện ra bên ngồi mọi người đều nhìn thấy được. Vai trị ẩn là vai trị khơng thể hiện ra bên ngồi và có lúc chính người đóng vai trị đó cũng khơng biết.
Thuyết này cho rằng vì mỗi cá nhân thường chiếm giữ các vị trí nào đó trong xã hội và tương ứng với các vị trí đó là các vai trị. Những vai trò chỉ ra cụ thể cách thức nhằm đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cũng chỉ ra
những nội dung hoạt động cần thiết địi hỏi phải có trong bối cảnh hoặc tình huống có sẵn.
Thuyết khẳng định hành vi của con người chịu sự chỉ đạo của những mong muốn cá nhân họ hoặc những mong muốn của người khác. Những mong muốn cho mỗi vai trò khác nhau nhưng phù hợp với vai trò mà cá nhân thực hiện hoặc trình diễn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thuyết cũng cho rằng muốn thay đổi hành vi một cá nhân, cần tạo cơ hội cho họ thay đổi vai trị. Cơng tác xã hội đã vận dụng luận điểm đó cùng với các phương pháp tiếp cận khác để thực hiện can thiệp cho đối tượng của mình.
Thuyết vai trị được đánh giá là phương pháp tiếp cận hiểu quả đối với việc hiểu biết của con người, xã hội. Lý thuyết vai trò cho phép tìm hiểu bản chất và những biểu hiện của các mối quan hệ của các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, cho