Đặc điểm chung của trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động các nguồn lực để xây dựng cơ sở hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ trên địa bàn phường cẩm bình, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CAN THIỆP

1.3.Đặc điểm chung của trẻ tự kỷ

Theo Vũ Thị Bích Hạnh (2007) “Trẻ tự kỷ- phát hiện sớm và can thiệp sớm” NXB Y học, Hà Nội thì về cơ bản TTK có những đặc điểm chung sau [5]:

Về hình dáng cơ thể: TTK có bề ngồi như trẻ bình thường, các cơng bố từ trước tới nay chưa có nghiên cứu nào nói đến sự khác thường về thể trạng bề ngồi của TTK. Theo mơ tả của Kanner, TTK nói chung về cơ bản cũng khơng có sự bất thường về giải phẫu trong các bộ phận bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu của Trường Đại học Missouri (Mỹ) qua chụp ảnh 3 chiều những TTK điển hình cho

thấy: TTK có phần mặt trên rộng hơn và mắt to hơn, vùng giữa mặt (gồm má và mũi) ngắn hơn, miệng và nhân trung rộng hơn.

- Ngưỡng cảm giác của TTK khơng bình thường. Có một số trẻ có cảm giác dưới ngưỡng (đánh, cấu, đập đầu vào tường không biết đau; chà xát lên da không thấy dát), một số trẻ có cảm giác trên ngưỡng (không muốn ai chạm vào cơ thể, chạm vào da của trẻ là trẻ sởn gai ốc, không dám đi chân đất, đi trên thảm gai). Một số trẻ q nhạy cảm với sự kích thích có thể phản ứng mạnh mẽ với kết cấu, âm thanh to ồn, hoặc với vị và mùi khác lạ . Do đó trong trị liệu TTK người ta cũng quan tâm nhiều đến trị liệu giác quan hay còn gọi là điều hòa cảm giác.

- TTK cũng gặp những khó khăn nhất định trong tư duy, tưởng tượng: trẻ không nhận biết được những tình huống vui đùa, giả vờ, chơi tưởng tượng, chơi đóng vai, trẻ gặp khó khăn khi thực hiện vai chơi trong các trò chơi tưởng tượng. Theo sự đánh giá của hầu hết những nhà nghiên cứu về Tự kỷ, trí nhớ của TTK rất tốt và sâu sắc, nhưng độ liên kết giữa các ký ức trong trí nhớ lại rất rời rạc, khơng bền vững. Do đó trẻ khó có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa những gì trong trí nhớ, khó khăn trong việc tổng kết, khái quát để đưa ra kết luận, rút kinh nghiệm.

- Trẻ tự kỷ thường có những đặc điểm về hành vi như: rập khn, định hình: (Vặn, xoắn, xoay các ngón tay và bàn tay; Nói đi nói lại một vài từ khơng đúng ngữ cảnh ); La hét, giận dữ; Khơng thích sự thay đổi; có những gắn bó bất thường, những hành vi bất thường (chứng loạn tâm thần, rối loạn ám ảnh, rối loạn lo âu ); Kém tập trung chú ý, phân tán chú ý nhanh

- TTK gặp phải trở ngại trong tiến trình kết nối làm bạn với những trẻ khác.Trẻ thường mất nhiều thời gian để hiểu được cảm giác của người khác, thể hiện cảm xúc, tạo gắn bó với các cá nhân hoặc bộc lộ sự quan tâm đến người khác. Ngưỡng cảm xúc của TTK có ranh giới khơng rõ ràng giữa chuyện buồn, chuyện vui. Nét mặt của trẻ lúc buồn, lúc vui đều giống nhau.

- Đặc điểm trí tuệ của TTK rất đa dạng: chậm phát triển ngơn ngữ, chức năng xã hội kém, kiểm sốt đại tiểu tiện, kĩ năng vận động kém. Một số TTK khác rất thơng minh hay cịn gọi là Tự kỷ chức năng cao (Hội chứng Aperger), trẻ có khả năng vẽ đẹp, đánh đàn giỏi hoặc có một bộ nhớ tuyệt vời, chỉ số phát triển trí tuệ rất

cao nhưng có một số khó khăn: giao tiếp bằng mắt kém, tương tác xã hội kém, thiếu sự trao đổi qua lại về mặt tình cảm

- Trẻ bị suy giảm nhiều trong tương tác qua lại với mọi người, hầu hết TTK

biểu hiện sự cô lập, thích chơi một mình, tránh giao tiếp với các bạn. Sự hạn chế trong nghe hiểu cũng là một trong những đặc điểm ở trẻ tự kỷ (trong giao tiếp thông thường hằng ngày TTK không quan tâm đến lời nói của đối tượng giao tiếp, trẻ khơng hề có phản ứng khi gọi tên mình, khơng quan tâm đến mọi người xung quanh, không làm theo những hướng dẫn của người khác mặc dù trẻ nghe được bình thường ). Vốn từ của trẻ nghèo nàn, đơn điệu, cấu trúc ngữ pháp thường bị sai nên đó cũng là nguyên nhân trẻ gặp khó khăn trong nghe hiểu câu nói phức tạp chứa nhiều thơng tin.

Chính những thiếu hụt này làm cho TTK khó khăn khi tham gia xã hội, trẻ trở nên lạc lõng ở giữa đám đơng khi hịa nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động các nguồn lực để xây dựng cơ sở hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ trên địa bàn phường cẩm bình, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 49)