Tự kỷ, trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động các nguồn lực để xây dựng cơ sở hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ trên địa bàn phường cẩm bình, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CAN THIỆP

1.1. Một số khái niệm công cụ

1.1.2. Tự kỷ, trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ

1.1.2.1. Tự kỷ và trẻ tự kỷ

Khái niệm hội chứng tự kỷ được đề cập lần đầu tiên vào năm 1943 bởi Léo Kanner (1894-1981), nhà tâm thần học người Áo-Hung. Theo Kanner , tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em từ lúc mới bắt đầu cuộc sống, đó là sự rối loạn từ cội rễ, là sự khơng có khả năng thiết lập mối quan hệ bình thường với những người khác và hành động một cách bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống [14].

Năm 1964 Bernard Rimland và một số nhà nghiên cứu khác cho rằng: “Tự kỷ là do những thay đổi của cấu trúc trong bán cầu não trái, hoặc do những thay đổi về sinh hóa và chuyển hóa ở những đối tượng này. Do đó, những trẻ tự kỷ khơng có khả năng liên kết các kích thích thành kinh nghiệm của bản thân, khơng giao tiếp được vì thiếu khả năng khái quát hóa những điều cụ thể” [14].

Năm 1996 Từ điển bách khoa Columbia cho rằng: “Tự kỷ là một khuyết tật phát triển có nguyên nhân từ những rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của não bộ. Tự kỷ được xác định bởi sự phát triển khơng bình thường về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tương tác xã hội và suy luận. Nam nhiều gấp 4 lần nữ. Trẻ có thể phát triển bình thường cho đến 30 tháng tuổi” [14].

Theo Tổ chức Y tế thế giới, “Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa, được đặc trưng bởi sự phát triển bất thường hoặc suy giảm biểu hiện trước 3 tuổi với một rối loạn điển hình về hoạt động trong các lĩnh vực sau: tương tác qua lại về mặt xã hội; giao tiếp; hành vi có tính chất thu hẹp và lặp đi lặp lại”

Theo chuyên trang Tự kỷ của Liên hợp quốc (2008): Trẻ tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Trẻ tự kỷ là do rối loạn của hê thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt đông của não bơ. Trẻ tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào khơng phân biệt giới tính, chủng tơc , giàu nghèo và

địa vị xã hội. Trẻ tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngơn ngữ và phi ngơn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt đơng mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại [4].

Như vậy, mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ có các quan điểm khác nhau về trẻ tự kỷ. Trong đề tài này chúng tôi chọn khái niệm của Liên hợp quốc (2008) làm công cụ nghiên cứu và chọn đối tượng nghiên cứu.

1.1.2.2. Gia đình có trẻ tự kỷ

Trước hết, ta đề cập đến khái niệm gia đình. Có khơng ít những cách hiểu từ nhiều khía cạnh khác nhau của gia đình. Tuy vậy, có những điểm khái qt về gia đình như sau:

Gia đình là một đơn vị cơ bản của đời sống nhân loại, gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi huyết thống, hơn nhân hoặc con ni. Các thành viên trong gia đình có chung mục tiêu, những giá trị. Họ có cùng trách nhiệm đối với các quyết đinh và sự ràng buộc trong suốt cuộc đời [7].

Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên. Gia đình được xem là một đơn vị nền tảng cho mọi cộng đồng xã hội và có nhiều hình thức khác nhau: Gia đình huyết thống, gia đình hạt nhân, gia đình đa thế hệ, gia đình phụ hệ, gia đình mẫu hệ .

Chính những mối quan hệ ràng buộc nhau giữa các thành viên gia đình đã khiến cho sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau rất mạnh mẽ. Điều này gây ra những cơ chế không tốt cho các thành viên. Nếu đó là một gia đình rối nhiễu khơng ổn định nhưng ngược lại, điều đó lài có giá trị tích cực lên từ thành viên, nếu gia đình đó được tái cấu trúc hay được trang bị những kiến thức, kỹ năng để xây dựng các mối tương giao lành mạnh.

Như vậy, có thể hiểu gia đình có trẻ tự kỷ là một hệ thống được gắn kết bởi các thành viên có mối quan hệ ràng buộc với nhau dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục. Trong đó, một hoặc nhiều hơn một thành viên là con em của gia đình mắc phải hội chứng tự kỷ với những khó khăn ở nhiều lĩnh vực của đời sống. Việc có thành viên như vậy, gia đình cũng cùng sống chung

với những khó khăn mà chứng tự kỷ đem lại. Vì gia đình là một hệ thống ràng buộc và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau nên để giúp đỡ trẻ tự kỷ hòa nhập cả hệ thống đều phải chấp nhận trải qua tất cả những rào cản và những vấn đề phát sinh từ hội chứng mà trẻ mắc phải [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động các nguồn lực để xây dựng cơ sở hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ trên địa bàn phường cẩm bình, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)