- Những nguồn lực cần thiết nào cần có để có thể xây dựng CLB hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ trên địa bàn phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh?
- Làm thế nào để vận động được những nguồn lực đó?
- Vai trò của nhân viên CTXH như thế nào trong việc vận động các nguồn lực để xây dựng CLB hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ?
7. Phƣơng pháp can thiệp
7.1. Phương pháp thu thập thông tin phục vụ can thiệp
Nhân viên công tác xã hội nghiên cứu, thu thập thơng tin và phân tích thơng tin của đối tượng trên cơ sở đó tư vấn cho đối tượng để họ đưa ra những quyết định đúng đắn. Qua nghiên cứu này, chúng tôi thu thập thơng tin, tìm hiểu về những khó khăn, nhu cầu của các bậc phụ huynh có con tự kỷ trong chăm sóc, ni và dạy trẻ từ đó đưa ra những hỗ trợ phù hợp.
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, tùy theo trình độ nhận thức, mơi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu
khác nhau, nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao (chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng).
Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người cần được đáp ứng các nhu cầu thì cuộc sống mới được đảm bảo và ổn định. Do vậy, ở bất cứ hoạt động nào của cơng tác xã hội, hoạt động đầu tiên ln tìm hiểu vấn đề, hồn cảnh nảy sinh và các yếu tố liên quan đến vấn đề. Vai trị nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của các bậc phụ huynh có con tự kỷ là việc nhân viên cơng tác xã hội thu thập thơng tin, phân tích tình huống và chuyển những phân tích đó thành những kế hoạch và chương trình hành động trợ giúp.
Chúng tơi đã đề xuất chính quyền địa phương công nhận thành lập Ban vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ trên địa bàn phường. Ban chủ nhiệm chúng tôi gồm 5 thành viên do tôi làm trưởng ban đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong việc thu thập thông tin. Những phương pháp chính sau đây mà chúng tơi dùng để thu thập thơng tin đó là: phân tích tài liệu, vãng gia, phỏng vấn tổng thể hộ gia đình có TTK bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu.
Thu thập thơng tin bằng phương pháp phân tích tài liệu:
Chúng tơi phân tích các số liệu điều tra khảo sát về người khuyết tật trên địa bàn phường năm 2016 có 102 trẻ khuyết tật thì có 75 trẻ chậm phát triển trí tuệ, trong đó có 50 trẻ được chẩn đốn là tự kỷ hoặc rối loạn phổ tự kỷ, chiếm 49% tổng số trẻ khuyết tật và 67% trong tổng số trẻ chậm phát triển trí tuệ. Điều này cho thấy số lượng trẻ tự kỷ chiếm tỷ lệ cao so với tổng số trẻ khuyết tật trên địa bàn và càng ngày trẻ càng có xu hướng gia tăng về phổ tự kỷ. Hiện nay, chưa có một cơ chế chính sách nào để hỗ trợ TTK và gia đình họ, việc đánh giá dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật theo Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT của Liên Bộ LĐTBXH - Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ GD&ĐT ban hành ngày 28/12/2012 quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện cũng khơng có đề cập đến TTK, mà chỉ thông qua đánh giá việc thực hiện các chức năng cơ bản của trẻ để xác định là một dạng khuyết tật tâm thần, trí tuệ. Từ đó dẫn đến việc thụ hưởng chính sách, sự quan tâm hỗ trợ hịa nhập cộng đồng đối với TTK và gia đình trẻ là rất hạn chế, nó phụ thuộc vào ý chí của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật các địa phương.
Thu thập thông tin bằng phỏng vấn tổng thể đến 50 hộ gia đình có TTK bằng bảng hỏi:
Đây là hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc: tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
Thơng thường, lập một bảng hỏi phải tính đến 2 yêu cầu sau: Phải đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra và phải phù hợp với trình độ và tâm lý người được hỏi.
Bảng hỏi là công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm. Nó là sự thể hiện bên ngồi của chương trình nghiên cứu.
Bảng hỏi được coi là phương tiện để lưu giữ thông tin: Thông tin cá biệt được ghi nhận trên bảng hỏi, vì vậy bảng hỏi là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của thông tin. Thông tin được lưu giữ để có thể sử dụng trong các nghiên cứu khác.
Bảng hỏi là chiếc cầu nối giữa người nghiên cứu và người trả lời. Một mặt, chịu sự tác động của người nghiên cứu khi đưa các vấn đề, các mục tiêu nghiên cứu vào. Mặt khác, nó cũng chịu ảnh hưởng của người trả lời (làm sao để câu trả lời khách quan)
Việc thu thập thông tin, nếu không sử dụng bảng hỏi sẽ trở nên tùy tiện, khơng có trật tự, thiếu nội dung thống nhất, hoặc sẽ làm thông tin thu được không ăn khớp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này, bảng hỏi sẽ được phát cho các đối tượng là bố mẹ, ông bà hoặc người thân khác của trẻ đang được can thiệp với các mơ hình khác nhau nhằm tìm hiểu về mục đích hoạt động của các mơ hình, tính hiệu quả, sự đáp ứng nhu cầu, thực trạng chăm sóc giáo dục của các mơ hình là gì. Từ đó có căn cứ khoa học giúp cho việc xây dựng một mơ hình mới phù hợp hơn, hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ cho trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ.
Phương pháp phỏng vấn sâu:
Nghiên cứu này sẽ tập trung phỏng vấn các đối tượng như cha mẹ của trẻ tự kỷ để tìm hiểu những thực trạng vấn đề trẻ tự kỷ, những khó khăn mà họ đang gặp
phải trong q trình chăm sóc trẻ tự kỷ là gì?nhu cầu của gia đình là gì?, tâm lý thường gặp của phụ huynh có con bị tự kỷ như thế nào?... Bên cạnh đó phỏng vấn sâu cũng sẽ được thực hiện với một số đối tượng khác như giáo viên dạy trẻ tự kỷ tại các trường chuyên biêt, đại diện của chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn...
Mô tả mẫu điều tra: Phỏng vấn sâu 22 phụ huynh (bao gồm: 6 phụ huynh có con theo học tại mơ hình can thiệp tập trung chuyên biệt, 2 phụ huynh đang cho con can thiệp định kỳ tại Bệnh viện Nhi trung ương, 5 phụ huynh đang cho con theo học tại mơ hình giáo dục hịa nhập, 9 phụ huynh khơng can thiệp điều trị gì cho con từ 5 tuổi đến nay). Ngoài ra phỏng vấn 1 cán bộ của chính quyền địa phương; 1 cán bộ cơ quan y tế phường; 1 giáo viên mầm non và 1 giáo viên Tiểu học đã được đào tạo chuyên môn trong tiếp cận với TTK; 3 doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn.
Phương pháp vãng gia:
Vãng gia là một hoạt động trực tiếp hướng đến các thân chủ do các nhân viên CTXH thực hiện. Các nhân viên này phải có các kỹ năng trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các vấn đề về xã hội và xúc cảm.
Với nghiên cứu này, phương pháp vãng gia sẽ được áp dụng trong việc thực hành với đối tượng chính là cha mẹ của trẻ tự kỷ. Nhân viên CTXH sẽ đến tận nhà để thiết lập mối quan hệ, quan sát và thăm hỏi đối với các bậc phụ huynh của TTK. Bởi vì khi có con bị chẩn đoán tự kỷ, các bậc phụ huynh gặp rất nhiều vấn đề như: Tâm lý hoang mang, buồn chán, sợ hãi sự kỳ thị...hoặc họ gặp vấn đề ngay trong chính gia đình với các thành viên khác như sự đổ lỗi, né tránh ... khi đó các nhân viên xã hội phải tiến hành các hoạt động hỗ trợ cá nhân giúp họ cân bằng cuộc sống và thực hiện được các vai trị của mình.
7.2. Phương pháp phát triển cộng đồng trong vận động nguồn lực
Đây là phương pháp huy động các nguồn lực nhằm phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng đồng trẻ tự kỷ và gia đình - nhóm yếu thế trong xã hội. Đó là phương pháp giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng trẻ tự kỷ và gia đình, hướng tới sự phát triển khơng ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của họ thông qua việc nâng cao năng lực, tăng
cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các nguồn lực với nhau trong phạm vi một cộng đồng.
Ở đây chúng tôi muốn vận động các nguồn lực để biến cộng đồng TTK và gia đình họ trở thành một cộng đồng mạnh hơn.
Chúng tơi sử dụng hai hình thức vận động: trực tiếp và gián tiếp
Với hình thức vận động trực tiếp, chúng tôi đã đến trực tiếp 52 doanh nghiệp thuộc chi hội doanh nghiệp trên địa bàn để trình bày Đề án thành lập CLB hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình tự kỷ trên địa bàn phường, từ đó đề nghị doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ tài lực, vật lực và cả nhân lực cho việc thành lập CLB.
Với hình thức vận động gián tiếp, chúng tôi gửi thư kêu gọi đến doanh nghiệp trên địa bàn để đề nghị họ thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người dân của địa phương để họ vận động người lao động trong doanh nghiệp của họ ủng hộ tài lực, vật lực.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CAN THIỆP 1.1. Một số khái niệm công cụ 1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Nguồn lực, vận động các nguồn lực
Theo định nghĩa của từ điển Việt Nam thì nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường ở cả trong nước và nước ngồi có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. Nguồn lực thay đổi theo không gian và thời gian. Con người có thể làm thay đổi nguồn lực theo hướng có lợi cho mình.
Theo tài liệu xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực của Trung tâm nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ trong Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở TP. HCM” đã đưa ra khái niệm về vận động nguồn lực cụ thể như sau:
Theo lý thuyết của Kendall (2006) thì vận động nguồn lực là hoạt động của một nhóm nhân viên chuyên nghiệp nòng cốt của một tổ chức chuyên xây dựng phong trào xã hội nhằm mang lại tiền, những sự hỗ trợ, sự quan tâm của truyền thơng, sự liên minh của những người có quyền lực và sự cải tiến hệ thống tổ chức của cộng đồng.
Phong trào xã hội cần những nguồn lực trên để tăng hiệu quả chuyển biến xã hội vì chỉ sự bất bình và những lời than phiền sẽ không tạo ra sự chuyển biến xã hội. Phong trào xã hội hoạt động có những mục tiêu trên nhưng trong đó việc tạo mối tương tác giữa những phong trào xã hội và những tổ chức khác (các phong trào xã hội khác, các cơ sở kinh tế, cơ quan nhà nước ) là quan trọng hơn bất kỳ tài nguyên nào vì hiệu quả hoạt động của hệ thống các tổ chức chính là chía khóa của nguồn lực.
Các loại nguồn lực (theo phương pháp ABCD của Mc. Knight.1999) thì nguồn lực cộng đồng được xem như những gì đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng bao gồm những thành phần sau:
- Nguồn nhân lực: người dân trong cộng đồng, những cá nhân, nhóm có kinh nghiệm trong làm ăn, trong tổ chức cộng đồng; người có kỹ năng, tay nghề cao, là hạt giống tốt cần nhân rộng; những người có ảnh hưởng tích cực tới nhóm người khác.
- Nguồn lực vật chất: những cơ sở vật chất mang lại phúc lợi trong cộng đồng.
- Nguồn lực thiên nhiên: đất đai, nguồn nước, sơng ngịi, tài ngun khống sản
- Nguồn lực xã hội: bao gồm các nhóm tự phát, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan ban ngành và mơi trường chính sách. Những thiết chế, tổ chức trong cộng đồng như các tổ chức tơn giáo, tổ nhóm, câu lạc bộ, trung tâm học tập cộng đồng
- Mơi trường chính sách: các chế định xã hội như hương ước, các chính sách ưu đãi, các phong tục tập quán có ảnh hưởng đến đời sống người dân.
- Nguồn lực tài chính và cơ sở kinh tế: vốn liếng của người dân, của các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong cộng đồng
Vai trị của cơng tác vận động nguồn lực
- Là 1 trong 3 yếu tố cấu thành tổ chức CLB vững mạnh.
- Tạo được nguồn lực dưới mọi hình thức khác nhau nhằm tạo cho CLB có nguồn lực ổn định để có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của TTK và gia đình trẻ.
- Đảm bảo đáp ứng nhu cầu trợ giúp đối tượng. - Đảm bảo tính kịp thời, tại chỗ.
- Đảm bảo tính ổn định để duy trì hoạt động
* Các hình thức vận động nguồn lực
- Vận động tài chính: thơng qua các hình thức gây quỹ (tổ chức các đợt vận động ủng hộ); tổ chức các sự kiện (văn nghệ, hội thi, báo cáo chuyên đề ); tổ chức cung ứng dịch vụ (bán hàng, giao hàng do tình nguyện viên thực hiện ); xây dựng dự án và xin tài trợ
- Vận động nguồn lực khác: kêu gọi ủng hộ vật chất; kêu gọi tình nguyện viên tham gia ủng hộ mạng lưới; vận động các nhà chuyên môn biện hộ, giúp đỡ về thủ tục hành chính, pháp lý để giải quyết các vấn đề của cộng đồng hoặc liên hệ vận động các cấp có thẩm quyền liên quan quan tâm giải quyết các vấn đề của cộng đồng.
Trong khuôn khổ của luận văn đề cập đến khái niệm nguồn lực hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ ở đây chính là nhân lực (con người), vật lực (cơ sở vật chất, hàng hóa); tài lực (tài chính), cơ chế chính sách để giải quyết những vấn đề mắc phải của
trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ. Đó là chính là những điều kiện cần thiết đáp ứng những u cầu của q trình can thiệp, hay nói cách khác, những nguồn lực hỗ trợ thiết yếu chính là những nhu cầu, nguyện vọng và mong muốn chính đáng của những gia đình có trẻ tự kỷ mà do những nguyên nhân nào đó họ chưa thể tiếp cận hoặc chưa đạt được.
1.1.2. Tự kỷ, trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ
1.1.2.1. Tự kỷ và trẻ tự kỷ
Khái niệm hội chứng tự kỷ được đề cập lần đầu tiên vào năm 1943 bởi Léo Kanner (1894-1981), nhà tâm thần học người Áo-Hung. Theo Kanner , tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em từ lúc mới bắt đầu cuộc sống, đó là sự rối loạn từ cội rễ, là sự khơng có khả năng thiết lập mối quan hệ bình thường với những người khác và hành động một cách bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống [14].
Năm 1964 Bernard Rimland và một số nhà nghiên cứu khác cho rằng: “Tự kỷ là do những thay đổi của cấu trúc trong bán cầu não trái, hoặc do những thay đổi về sinh hóa và chuyển hóa ở những đối tượng này. Do đó, những trẻ tự kỷ khơng có khả năng liên kết các kích thích thành kinh nghiệm của bản thân, khơng giao tiếp được vì thiếu khả năng khái quát hóa những điều cụ thể” [14].